Trường hợp nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật trong Quân đội theo Thông tư 143/2023/TT-BQP?

Cho tôi hỏi: Trường hợp nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật trong Quân đội theo Thông tư 143/2023/TT-BQP? - Câu hỏi của chú

Trường hợp nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật trong Quân đội theo Thông tư 143/2023/TT-BQP?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 143/2023/TT-BQP, các tình tiết giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật trong Quân đội bao gồm:

- Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

- Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;

- Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

- Có nhiều thành tích trong học tập, công tác, lao động, sản xuất, chiến đấu.

Trường hợp nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật trong Quân đội theo Thông tư 143/2023/TT-BQP?

Trường hợp nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật trong Quân đội theo Thông tư 143/2023/TT-BQP? (Hình từ Internet)

Có mấy hình thức kỷ luật trong Quân đội theo Thông tư 143/2023/TT-BQP?

Các hình thức kỷ luật trong Quân đội được quy định tại Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP.

Cụ thể như sau:

Đối tượng

Hình thức kỷ luật

Sĩ quan

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Giáng cấp bậc quân hàm;

- Tước quân hàm sĩ quan;

- Tước danh hiệu quân nhân.

Quân nhân chuyên nghiệp

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Hạ bậc lương;

- Giáng cấp bậc quân hàm;

- Tước danh hiệu quân nhân.

Hạ sĩ quan-binh sĩ

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Giáng cấp bậc quân hàm;

- Tước danh hiệu quân nhân.

Công chức, công nhân và viên chức quốc phòng

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Như vậy, theo quy định tại Thông tư 143/2023/TT-BQP, có các hình thức kỷ luật đối với từng đối tượng nêu trên.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật trong Quân đội ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 143/2023/TT-BQP, các nguyên tắc xử lý kỷ luật trong Quân đội bao gồm:

- Mọi vi phạm kỷ luật khi được phát hiện phải ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật; trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người vi phạm từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì phải xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.

Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật, do cấp có thẩm quyền quyết định.

- Việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm khách quan, công bằng, nghiêm minh, chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; đúng quy định của pháp luật; đồng bộ giữa kỷ luật Quân đội với kỷ luật về Đảng; kỷ luật Quân đội không thấp hơn kỷ luật về Đảng; kỷ luật Quân đội không thay thế kỷ luật về Đảng, kỷ luật của đoàn thể và ngược lại.

- Việc xử lý vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thái độ tiếp thu sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, hậu quả vi phạm đã gây ra.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hành vi vi phạm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được quy định tại Thông tư này.

- Không xử lý kỷ luật tập thể đối với cơ quan, đơn vị vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc có nhiều người vi phạm kỷ luật; chỉ xem xét xử lý kỷ luật thuộc về trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và từng cá nhân vi phạm.

- Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy, binh sĩ giữ cấp bậc quân hàm binh nhì;

Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức, cách chức đối với người vi phạm không giữ chức vụ chỉ huy, quản lý;

Không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với sĩ quan chưa được nâng lương; người làm việc trong tổ chức cơ yếu; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.

- Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Người chỉ huy các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyên; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật.

- Không chuyển công tác đối với người bị phát hiện có hành vi vi phạm chưa được xử lý theo quy định. Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật;

Trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách sau khi bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật và đã xử lý hình thức kỷ luật tương ứng.

Thông tư 143/2023/TT-BQP sẽ có hiệu lực từ 15/02/2024

Xử lý kỷ luật trong quân đội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
Pháp luật
Thời hạn xử lý kỷ luật trong quân đội có được quá 90 ngày hay không? Xử lý kỷ luật rút gọn đối với người vi phạm pháp luật đến mức truy cứu TNHS?
Pháp luật
Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Trình tự họp kiểm điểm trong xử lý kỷ luật quân đội diễn ra như thế nào? Trình tự, thủ tục chung xử lý kỷ luật trong quân đội gồm những bước nào?
Pháp luật
Xử lý kỷ luật quân nhân sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước thế nào?
Pháp luật
Sĩ quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, công dân có giá trị dưới 2 triệu thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Sĩ quan vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự thì có bị kỷ luật không?
Pháp luật
Thế nào là phòng vệ chính đáng? Vi phạm kỷ luật Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng có được miễn trách nhiệm kỷ luật?
Pháp luật
Trường hợp nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật trong Quân đội theo Thông tư 143/2023/TT-BQP?
Pháp luật
Người vi phạm kỷ luật trong Quân đội sẽ bị tạm đình chỉ công tác trong bao lâu theo Thông tư 143/2023/TT-BQP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý kỷ luật trong quân đội
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,023 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật trong quân đội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật trong quân đội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào