Trường hợp nào cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón?
- Sản xuất phân bón là gì? Buôn bán phân bón là gì?
- Trường hợp nào cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón?
- Thành phần hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón trong trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất, buôn bán phân bón bao gồm những gì?
Sản xuất phân bón là gì? Buôn bán phân bón là gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 84/2019/NĐ-CP định nghĩa sản xuất phân bón như sau:
Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón.
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 84/2019/NĐ-CP định nghĩa buôn bán phân bón như sau:
Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông.
Trường hợp nào cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.
2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức thẩm định thông tin và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận khi cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này; đăng tải quyết định trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành quyết định.
3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.
Như vậy theo quy định trên cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
- Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
- Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp nào cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón trong trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất, buôn bán phân bón bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn.
Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không thay đổi thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).
3. Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
4. Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất, buôn bán phân bón.
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 15 Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
5. Trường hợp thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.
Theo đó, Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất, buôn bán phân bón.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 15 Nghị định này;
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?