Trường hợp nào cần kiểm toán và trường hợp nào không bắt buộc làm kiểm toán trong dự án ODA? Văn bản nào quy định chi tiết về kiểm toán trong dự án ODA?
Vốn ODA là gì?
Khái niệm vốn ODA được quy định cụ thể tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:
a) Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
c) Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này."
Trường hợp nào cần kiểm toán và trường hợp nào không bắt buộc làm kiểm toán trong dự án ODA? Văn bản nào quy định chi tiết về kiểm toán trong dự án ODA?
Văn bản nào quy định chi tiết về kiểm toán trong dự án ODA?
Các văn bản về kiểm toán trong dự án ODA bao gồm:
- Thông tư 111/2016/TT-BTC quy định về quản lý tài chính đối với chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
- Quyết định 908/QĐ-KTNN năm 2018 về đề cương kiểm toán chuyên đề quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2015-2017
Trường hợp nào không cần kiểm toán, trường hợp nào không bắt buộc làm kiểm toán trong dự án ODA?
Hiện nay, chưa có quy định nêu rõ trường hợp nào cần kiểm toán, trường hợp nào không cần kiểm toán. Tuy nhiên, tại Phần IV Quyết định 908/QĐ-TKTNN năm 2018 có quy định về phạm vi kiểm toán như sau:
"IV. PHẠM VI, GIỚI HẠN KIỂM TOÁN
1. Phạm vi kiểm toán
- Kiểm toán tổng hợp: Kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi giai đoạn 2015-2017 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2017 và các thời kỳ trước sau có liên quan; riêng tại Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính sử dụng số liệu kiểm toán nợ công 2015, 2016 của Kiểm toán nhà nước.
- Kiểm toán chi tiết dự án: Từ khi thực hiện chuẩn bị dự án đến 31/01/2018 và thời kỳ trước, sau có liên quan.
..."
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 19 Thông tư 111/2016/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 19. Kiểm toán báo cáo tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Báo cáo tài chính năm của chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định tại khoản 4 Điều này và theo thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã có trong thông báo kế hoạch kiểm toán hàng năm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và được nhà tài trợ chấp thuận thì báo cáo tài chính năm đó không bắt buộc phải kiểm toán độc lập.
2. Việc kiểm toán báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành trừ trường hợp các điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi có quy định khác.
3. Các doanh nghiệp kiểm toán được lựa chọn thực hiện kiểm toán dự án là các doanh nghiệp kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
4. Trường hợp nhà tài trợ có quy định, có thể yêu cầu thuê kiểm toán báo cáo tài chính đối với từng hạng mục công trình, công trình, công việc đã hoàn thành.
5. Chủ dự án có trách nhiệm gửi Báo cáo kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện đối với báo cáo tài chính hàng năm của dự án cho cơ quan chủ quản và Kiểm toán Nhà nước cùng thời điểm gửi nhà tài trợ theo quy định tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết."
Như vậy, về mặt quy định pháp luật chỉ quy định chung là đối với dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã có trong thông báo kế hoạch kiểm toán hàng năm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và được nhà tài trợ chấp thuận thì báo cáo tài chính năm đó không bắt buộc phải kiểm toán độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?