Trường hợp không có thỏa thuận thì Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng phải trả thù lao cho các đồng tác giả giống cây trồng ra sao?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau: Trường hợp không có thỏa thuận thì Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng phải trả thù lao cho các đồng tác giả giống cây trồng ra sao? Câu hỏi của anh B.L.Q đến từ TP.HCM.

Trường hợp không có thỏa thuận thì Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng phải trả thù lao cho các đồng tác giả giống cây trồng ra sao?

Căn cứ tại Điều 191 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 74 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng:

Trường hợp 1: Đối với giống cây trồng không phải là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước:

Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng có nghĩa vụ trả thù lao cho các đồng tác giả giống cây trồng theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:

- 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng thu được do sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh;

- 15% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trước khi nộp thuế theo quy định;

- 35% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được từ việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong lần đầu tiên trước khi nộp thuế theo quy định và không được nhận thù lao đối với lần chuyển nhượng tiếp theo và thù lao theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Trường hợp 2:. Đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước:

Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng trả thù lao cho các đồng tác giả theo quy định sau đây:

- Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng thu được do sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh;

- Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trước khi nộp thuế theo quy định;

- Tối thiểu 20% và tối đa 35% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được từ việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong lần đầu tiên trước khi nộp thuế theo quy định và không được nhận thù lao đối với lần chuyển nhượng tiếp theo và thù lao theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Lưu ý: các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng chi trả.

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ giống cây trồng.

Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng phải trả thù lao cho các đồng tác giả giống cây trồng trong trường hợp không có thỏa thuận như thế nào?

Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng phải trả thù lao cho các đồng tác giả giống cây trồng trong trường hợp không có thỏa thuận như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào?

Đối chiếu với quy định tại Điều 190 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì việc hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:

(1) Các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:

- Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;

- Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;

- Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp quy định tại Điều 187 của Luật này;

- Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.

(2) Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:

- Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;

- Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.

Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp tối đa bao nhiêu bản?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 79/2023/NĐ-CP về cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng

Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
...
2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
...
Qua thời hạn trên mà người đăng ký không có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng hoặc không khắc phục được các thiếu sót, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp người đăng ký khắc phục được các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp 01 bản.

Như vậy, Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp 01 bản.

Bằng bảo hộ giống cây trồng
Đồng tác giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tác giả là gì? Đồng tác giả là gì? Hướng dẫn xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong trường hợp đồng tác giả?
Pháp luật
Trường hợp không có thỏa thuận thì Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng phải trả thù lao cho các đồng tác giả giống cây trồng ra sao?
Pháp luật
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả thù lao cho các đồng tác giả khi không có thỏa thuận như thế nào?
Pháp luật
Một số điểm mới về tác giả, đồng tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022: Những người cùng trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm có phải đồng tác giả?
Pháp luật
Viết tiếp tác phẩm của người khác sau khi người đó qua đời có vi phạm quyền tác giả hay không? Đây có phải trường hợp đồng tác giả hay không?
Pháp luật
Đồng tác giả âm nhạc có được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật không?
Pháp luật
Hồ sơ sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng bao gồm những gì? Thủ tục sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực mấy năm? Hiệu lực của Bằng bảo hộ phụ thuộc vào loại cây trồng đúng không?
Pháp luật
Chủ sở hữu được yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào? Hồ sơ yêu cầu cấp lại gồm những gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng như thế nào? Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bằng bảo hộ giống cây trồng
317 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bằng bảo hộ giống cây trồng Đồng tác giả
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: