Trường hợp khai gian dối làm giả giấy tờ để thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi nếu trường hợp một người muốn nhận con nuôi nhưng giấy tờ không đáp ứng đủ điều kiện mà đi khai gian dối để làm giả giấy tờ để thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Xin cám ơn.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc nhận nuôi con nuôi?

Căn cứ Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc nhận nuôi con nuôi như sau:

"Điều 13. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc."

Theo đó, các hành vi trên thuộc các hành vi bị nghiêm cấm trong việc nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp khai không đúng sự thật để làm giả giấy tờ để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trường hợp khai không đúng sự thật để làm giả giấy tờ để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Hồ sơ xin nhận con nuôi phải đảm bảo đầy đủ những giấy tờ nào theo quy định?

Căn cứ Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hồ sơ xin nhận con nuôi như sau:

"Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này"

Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định về hồ sơ nhận nuôi con nuôi như sau:

"Điều 7. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi được thực hiện như sau:
1. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận.
2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi."

Như vậy, hồ sơ nhận xin nhận con nuôi phải bao gồm đơn xin nhận con nuôi; bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; phiếu lý lịch tư pháp; văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây

Trường hợp khai không đúng sự thật để làm giả giấy tờ để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi như sau:

"Điều 62. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
c) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
b) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này."

Như vậy, khai không đúng sự thật để làm giả giấy tờ để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp.

Nuôi con nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nuôi con nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi đúng không?
Pháp luật
Người thuộc cộng đồng LGBT có thuộc trường hợp những người không được nhận con nuôi theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Cha mẹ nuôi bị kết án về tội gì sẽ là căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Có bắt buộc đăng ký nhận con nuôi hay không? Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi gồm những gì?
Pháp luật
Thay đổi tên bố mẹ đẻ thành bố mẹ nuôi trong Giấy khai nhận nuôi con nuôi được không? Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi bao gồm những gì?
Pháp luật
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi ở đâu?
Pháp luật
Con sinh ra đã được 3 ngày tuổi thì có được cho nhận con nuôi hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Có được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi hay không?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi của của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được lấy từ đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi con nuôi
1,601 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi con nuôi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào