Trường hợp cơ quan nhà nước muốn sửa chữa xe ô tô của đơn vị thì có thể tổ chức đấu thầu hay không?

Cho tôi hỏi xe ô tô thuộc tài sản công của nhà nước muốn sửa chữa thì có thể tổ chức đấu thầu hay không? Trường hợp, có thể đấu thầu thì tài sản của xe tô tô có cần đáp ứng giá trị tối thiểu để tổ chức đấu thầu không? Cơ quan tôi có thể áp dụng đấu thầu bằng hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường vào trường hợp này không?

Cơ quan nhà nước muốn sửa chữa xe ô tô của đơn vị thì có thể tổ chức đấu thầu hay không?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

“Điều 2. Phạm vi Điều chỉnh
1. Nội dung mua sắm gồm:
h) Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ thuê trụ sở làm việc, nhà trạm, ô tô phục vụ công tác, vệ sinh công nghiệp; dịch vụ xử lý chất thải; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định giá (nếu có); dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các dịch vụ phi tư vấn khác;
…”

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp sửa chữa xe ô tô thuộc dịch vụ phi tư vấn.

Do vậy, khi thực hiện nội dung mua sắm dịch vụ phi tư vấn có sử dụng vốn nhà nước cơ quan chị sẽ thực hiện theo Thông tư 58/2016/TT-BTC này mà không phân biệt giá trị tối thiểu là bao nhiêu. Tuy nhiên, tùy giá trị gói thầu thì chị sẽ lựa chọn hình thức đấu thầu khác nhau.

Trường hợp cơ quan nhà nước muốn sửa chữa xe ô tô của đơn vị thì có thể tổ chức đấu thầu hay không?

Trường hợp cơ quan nhà nước muốn sửa chữa xe ô tô của đơn vị thì có thể tổ chức đấu thầu hay không? (Hình từ Internet)

Có thể tổ chức đấu thầu sửa chữa xe ô tô theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường không?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:

"Điều 18. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa thông dụng (có nhiều người sử dụng và có nguồn cung cấp đảm bảo, ổn định), sẵn có trên thị trường (hàng hóa được giao ngay khi có nhu cầu mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất), có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa (theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài) và tương đương nhau về chất lượng (có khả năng thay thế lẫn nhau do có cùng đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng và các đặc tính khác).
2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền."

Theo đó, đối với gói thầu thuộc dịch vụ phi tư vấn có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh.

Tuy nhiên, cần lưu ý là gói thầu có giá trị không được quá 2 tỷ đồng. Ngoài ra còn phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

- Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền

Tổ chức đấu thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Căn cứ Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về chào hàng cạnh tranh thông thường như sau:

"Điều 58. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
b) Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
c) Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;
d) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
3. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:
a) Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
b) Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;
c) Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
..."

Theo đó, quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường được thực hiện theo các bước

- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

- Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:

- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Tổ chức đấu thầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Trường hợp cơ quan nhà nước muốn sửa chữa xe ô tô của đơn vị thì có thể tổ chức đấu thầu hay không?
Pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong nước khi cung cấp dịch vụ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức đấu thầu
10,235 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức đấu thầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức đấu thầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào