Trưởng đoàn thanh tra thuế thực hiện báo cáo kết quả thanh tra cho người giám sát phải bao gồm những số liệu gì?
- Khi giám sát việc chấp hành pháp luật của Trưởng đoàn thanh tra thuế gồm những nội dung gì?
- Khi Trưởng đoàn thanh tra thuế thực hiện báo cáo kết quả thanh tra cho người giám sát phải bao gồm những số liệu gì?
- Trong giám sát hoạt động của Trưởng đoàn thanh tra thuế, người ra quyết định thanh tra thuế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Khi giám sát việc chấp hành pháp luật của Trưởng đoàn thanh tra thuế gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 quy định người được giám sát là Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; Phó Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 quy định như sau:
Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế
1. Giám sát việc chấp hành pháp luật của người được giám sát bao gồm các nội dung sau:
a) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế theo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm: việc thu thập, tổng hợp, đánh giá thông tin; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; ghi nhật ký Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế;
b) Việc thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với người được giám sát, bao gồm: căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và kết quả thực hiện; việc xử lý ý kiến của đối tượng thanh tra, kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra, kiểm tra;
c) Việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với người được giám sát, bao gồm: quy định về những điều cấm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế; quy tắc ứng xử của công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế; ý thức chấp hành kỷ luật thanh tra, kiểm tra thuế và các quy định khác có liên quan.
...
Như vậy, khi giám sát việc chấp hành pháp luật của Trưởng đoàn thanh tra thuế là giám sát những nội dung cụ thể trên.
Khi giám sát việc chấp hành pháp luật của Trưởng đoàn thanh tra thuế gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Khi Trưởng đoàn thanh tra thuế thực hiện báo cáo kết quả thanh tra cho người giám sát phải bao gồm những số liệu gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của người được giám sát trong hoạt động giám sát
Trong hoạt động giám sát, người được giám sát có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
...
6. Khi báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra thuế, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện báo cáo người giám sát phải bao gồm cả các số liệu cụ thể sau:
- Chi tiết kết quả đã thanh tra, kiểm tra theo từng nội dung rủi ro đã phân tích trước khi thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; bao gồm các tiêu chí (có điểm rủi ro cao) để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và các tiêu chí lựa chọn phân tích rủi ro trước khi ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế,
- Chi tiết kết quả đã thanh tra, kiểm tra theo các nội dung phân tích rủi ro trên cơ sở Bảng phân tích dọc, ngang, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các dữ liệu khác trước khi ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế,
- Các thông tin thu thập từ các nguồn: Các Cơ quan chức năng, Đơn thư tố cáo, Truyền thông, Báo chí,....(nếu có),
- Các nội dung khác phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (nếu có).
...
Theo quy định trên, khi báo cáo kết quả thanh tra thuế, Trưởng đoàn thanh tra thực hiện báo cáo người giám sát phải gồm cả các số liệu cụ thể sau:
- Chi tiết kết quả đã thanh tra theo từng nội dung rủi ro đã phân tích trước khi thanh tra tại trụ sở người nộp thuế; bao gồm các tiêu chí (có điểm rủi ro cao) để xây dựng kế hoạch thanh tra và các tiêu chí lựa chọn phân tích rủi ro trước khi ban hành Quyết định thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế,
- Chi tiết kết quả đã thanh tra theo các nội dung phân tích rủi ro trên cơ sở Bảng phân tích dọc, ngang, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các dữ liệu khác trước khi ban hành Quyết định thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế,
- Các thông tin thu thập từ các nguồn: Các Cơ quan chức năng, Đơn thư tố cáo, Truyền thông, Báo chí,....(nếu có),
- Các nội dung khác phát hiện trong quá trình thanh tra tại trụ sở người nộp thuế (nếu có).
Trong giám sát hoạt động của Trưởng đoàn thanh tra thuế, người ra quyết định thanh tra thuế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra
Trong quá trình giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, người ra quyết định thanh tra, kiểm tra ngoài nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra, Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu người được giám sát báo cáo, giải trình về các vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát;
2. Xem xét và giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của người được giám sát;
3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người được giám sát.
Như vậy, trong quá trình giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế, người ra quyết định thanh tra ngoài nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra, Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, còn có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.