Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có bằng Đại học chuyên ngành nào?
Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có bằng đại học chuyên ngành nào?
Theo khoản 1.2 Điều 5 Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-BHXH năm 2015 quy định như sau:
Tiêu chuẩn của Cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ (sau đây gọi là Kiểm toán viên):
Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
1.1. Đối với Kiểm toán viên
a) Có bằng đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với các lĩnh vực kiểm toán.
b) Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm toán.
c) Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của Ngành và các lĩnh vực chuyên môn được giao.
d) Có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên.
1.2. Đối với Trưởng và Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ
Ngoài các tiêu chuẩn nêu tại Điểm 1 Điều này thì Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn phải có bằng Đại học một trong các chuyên ngành tài chính, kế toán hoặc kiểm toán và là chuyên viên chính hoặc đang giữ chức danh từ Trưởng Phòng trở lên (trường hợp khác do Tổng Giám đốc quyết định).
...
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có bằng đại học một trong các chuyên ngành tài chính, kế toán hoặc kiểm toán.
Đồng thời là chuyên viên chính hoặc đang giữ chức danh từ Trưởng Phòng trở lên (trường hợp khác do Tổng Giám đốc quyết định).
Nhiệm vụ của Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Theo khoản 1.1 Điều 9 Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-BHXH năm 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn các thành viên trong Đoàn kiểm toán
1. Trưởng Đoàn kiểm toán
1.1. Nhiệm vụ
a) Căn cứ vào nội dung quyết định kiểm toán, xây dựng Kế hoạch kiểm toán. Phân công thành viên trong Đoàn và tổ chức thực hiện theo Kế hoạch kiểm toán đã đề ra.
b) Quản lý các thành viên của Đoàn kiểm toán; trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các vấn đề trong khi thực hiện kiểm toán; trong quá trình thực hiện kiểm toán, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả kiểm toán và các vấn đề khác có liên quan đến Đoàn kiểm toán với Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ.
c) Đối với những công việc hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán vượt thẩm quyền giải quyết của Trưởng đoàn thì phải kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ.
d) Tổng hợp kết quả kiểm toán, tổ chức thảo luận trong Đoàn để thống nhất ý kiến đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán báo cáo Trưởng Ban kiểm toán nội bộ.
...
Theo đó, Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Căn cứ vào nội dung quyết định kiểm toán, xây dựng Kế hoạch kiểm toán. Phân công thành viên trong Đoàn và tổ chức thực hiện theo Kế hoạch kiểm toán đã đề ra.
- Quản lý các thành viên của Đoàn kiểm toán; trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các vấn đề trong khi thực hiện kiểm toán; trong quá trình thực hiện kiểm toán, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả kiểm toán và các vấn đề khác có liên quan đến Đoàn kiểm toán với Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ.
- Đối với những công việc hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán vượt thẩm quyền giải quyết của Trưởng đoàn thì phải kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ.
- Tổng hợp kết quả kiểm toán, tổ chức thảo luận trong Đoàn để thống nhất ý kiến đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán báo cáo Trưởng Ban kiểm toán nội bộ.
Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các quyền hạn nào?
Theo khoản 1.3 Điều 9 Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-BHXH năm 2015 quy định Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các quyền hạn sau:
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
- Yêu cầu Phó Trưởng đoàn và các thành viên trong Đoàn kiểm toán báo cáo kết quả kiểm toán theo từng phần việc được giao.
Khi có ý kiến khác nhau giữa các thành viên trong Đoàn kiểm toán về kết quả kiểm toán thì Trưởng đoàn được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đồng thời báo cáo ý kiến khác nhau đó với Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ.
- Tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong Đoàn kiểm toán khi có sai phạm làm ảnh hưởng đến hoạt động của Đoàn kiểm toán và phải báo cáo ngay với Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?