Trường ĐHF được phép xuất bản bộ giáo trình với số lượng bao nhiêu và có cần phải xin phép đội ngũ giảng viên tham gia soạn thảo không?

Trường ĐHF xin hỏi 1 tư vấn như sau về quyền nhân thân. Hiện, ĐHF soạn nhiều chương trình giáo trình, và thường phải thuê cán bộ, giảng viên tham gia biên soạn. Trong quyền tác giả có 2 quyền: chủ sở hữu và nhân thân. Chủ sở hữu thì là thuộc Nhà trường vì Nhà trường đã bỏ kinh phí ra thuê. Còn quyền nhân thân thì theo chúng tôi hiểu, nó mặc định gắn với cán bộ tham gia soạn thảo chương trình, giáo trình. Và không ai tước được họ cái quyền đó đúng không?

Ai là chủ sở hữu của bộ giáo trình do trường ĐHF bỏ kinh phí ra cho giảng viên biên soạn?

Cụ thể, Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo đó, trường ĐHF chính là chủ sở hữu của bộ giáo trình có các quyền về tài sản và công bố hoặc cho phép người khác công bố bộ giáo trình.

Xuất bản giáo trình

Xuất bản giáo trình

Trường ĐHF được phép xuất bản bộ giáo trình với số lượng bao nhiêu và có cần phải xin phép đội ngũ giảng viên tham gia soạn thảo không?

Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền nhân thân như sau:

1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Và theo quy định tại Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì:

1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

Như vậy trường ĐHF được phép xuất bản bộ giáo trình với số lượng hợp lý và không cần phải xin phép đội ngũ giảng viên tham gia soạn thảo.

Trường ĐHF có quyền tạo bản sao dưới dạng dữ liệu điện tử đối với bộ giáo trình không?

Theo Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tài sản như sau:

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Đồng thời tại Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định:

1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
2. Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
3. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
4. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
5. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
6. Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác

Như vậy, trường ĐHF có quyền tạo bản sao dưới dạng dữ liệu điện tử đối với bộ giáo trình.

Giáo trình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giáo trình là gì?
Pháp luật
Trường ĐHF được phép xuất bản bộ giáo trình với số lượng bao nhiêu và có cần phải xin phép đội ngũ giảng viên tham gia soạn thảo không?
Pháp luật
Thành viên Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập?
Pháp luật
Giáo trình trường đại học có thuộc loại hình tác phẩm được sự bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ hiện nay hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo trình
739 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo trình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo trình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào