Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có phải là đơn vị sự nghiệp công lập không?
- Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có phải là đơn vị sự nghiệp công lập hay không?
- Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có những phòng chức năng nào?
- Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có được biên soạn giáo trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương không?
Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có phải là đơn vị sự nghiệp công lập hay không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 2788/QĐ-BCT năm 2013 quy định vị trí và chức năng của Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương như sau:
Vị trí và chức năng
Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, pháp luật, hành chính nhà nước và kỹ năng nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ quản lý doanh nghiệp ngành Công Thương; đào tạo nghề ở các cấp trình độ; nghiên cứu khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Tên tiếng Việt: Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương;
- Tên tiếng Anh: Vietnam Institute of Trade and Industry Studying; viết tắt: VITIS;
- Trụ sở: 193 Vĩnh Hưng - Hoàng Mai - Hà Nội;
- Website: www.vitis.edu.vn.
Như vậy, theo quy định thì Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương.
Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có phải là đơn vị sự nghiệp công lập không? (Hình từ Internet)
Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có những phòng chức năng nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 2788/QĐ-BCT năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương như sau:
Cơ cấu tổ chức
a) Các Phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức Hành chính;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Kế hoạch, Tài chính;
- Phòng Đào tạo;
- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Thông tin và Thư viện.
b) Các Khoa:
- Khoa Quản lý Nhà nước về Thương mại và Công nghiệp;
- Khoa Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý thị trường;
- Khoa Thương mại điện tử và Quản trị doanh nghiệp;
- Khoa Công nghệ Điện tử - Nhiệt lạnh;
- Khoa Kinh tế.
c) Tổ bộ môn Ngoại ngữ - Tin học.
d) Các Trung tâm phục vụ đào tạo, bồi dưỡng:
- Trung tâm Bồi dưỡng công chức, viên chức;
- Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo doanh nghiệp;
- Trung tâm Hợp tác đào tạo;
- Trung tâm Tư vấn và Đào tạo ngắn hạn;
Việc thành lập, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị thuộc Trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định, theo đề nghị của Hiệu trưởng.
Như vậy, theo quy định thì Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có các Phòng chức năng sau đây:
- Phòng Tổ chức Hành chính;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Kế hoạch, Tài chính;
- Phòng Đào tạo;
- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Thông tin và Thư viện.
Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có được biên soạn giáo trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 2788/QĐ-BCT năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển Trường theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực (công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương), trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Về đào tạo, bồi dưỡng:
a) Xây dựng, đề xuất với cấp có thẩm quyền chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương, tổ chức thực hiện theo phân công của Bộ Công Thương;
b) Tổ chức hoặc tham gia với các đơn vị liên quan biên soạn và lựa chọn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương theo quy định của Bộ Công Thương và quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; kinh phí hoạt động của Trường cho các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng hàng năm trình Bộ Công Thương quyết định và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương theo vị trí việc làm, theo tiêu chuẩn ngạch công chức (cán sự, ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương), theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương được tổ chức hoặc tham gia với các đơn vị liên quan biên soạn và lựa chọn giáo trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương theo quy định của Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?