Trường đại học quy định như thế nào về khu đất xây dựng và mặt bằng toàn thể? Nhà ở học sinh tại trường đại học yêu cầu về thiết kế bố trí như thế nào?

Liên quan đến trường đại học quy định như thế nào về khu đất xây dựng và mặt bằng toàn thể? Nhà ở học sinh tại trường đại học yêu cầu về thiết kế bố trí như thế nào? Và chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo kí thuật điện và thiết bị điện yếu đối với trường đại học được quy định ra sao?

Trường đại học quy định như thế nào về khu đất xây dựng và mặt bằng toàn thể?

Trường đại học quy định như thế nào về khu đất xây dựng và mặt bằng toàn thể?

Trường đại học quy định như thế nào về khu đất xây dựng và mặt bằng toàn thể? (Hình từ Internet)

Về khu đất xây dựng và mặt bằng toàn thể của trường đại học phải đảm bảo theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3981:1985 về Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định như sau:

"2. Yêu cầu về khu đất xây dựng và mặt bằng toàn thể
2.1. Việc bố trí địa điểm xây dựng các trường đại học phải tính đến phát triển của trường trong tương lai, còn việc sử dụng đất phải tiến hành từng đợt theo kế hoạch xây dựng, tránh chiếm đất quá sớm.
2.2. Khi xây dựng nhiều trường đại học trong cùng một thành phố, phải tập trung vào một khu hoặc thành các cụm trường đại học, tạo thành các trung tâm đào tạo, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và kết hợp sử dụng chung các công trình sinh hoạt và phục vụ công cộng, thể dục thể thao.
2.3. Các trường Tổng hợp và Bách khoa nên bố trí ngoài khu dân cư của thành phố, còn các trường Nông nghiệp bố trí ở ngoại thành hoặc ngoài thành phố.
2.4. Một trường đại học gồm các khu vực sau đây:
- Khu học tập và các cơ sở nghiên cứu khoa học;
- Khu thể dục thể thao;
- Khu kí túc xá học sinh bao gồm nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt;
- Khu nhà ở của cán bộ giảng dạy và cán bộ công nhân viên;
- Khu công trình kĩ thuật bao gồm trạm bơm, trạm biến thế, xưởng sửa chữa, kho tàng và nhà để xe ô tô, xe đạp.
Chú thích:
a) khu thể dục thể thao cần được bố trí liên hệ trực tiếp với khu học tập và khu sinh hoạt của học sinh.
b) Đối với những trường đại học xây dựng ở xa khu nhà ở, nếu được phép xây dựng khu ở của cán bộ công nhân viên trong khu đất nhà trường thì phải bố trí riêng thành một khu theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.5. Khu đất xây dựng trường đại học phải bảo đảm một số yêu cầu sau đây:
- Yên tĩnh cho việc học tập và nghiên cứu, không bị chấn động, nhiễu loạn điện từ khói và hơi độc v.v... ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ, học sinh và đến các thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu.
- Có đường giao thông thuận tiện, bảo đảm cho việc đi lại của cán bộ, học sinh, cho việc vận chuyển vật tư, thiết bị kĩ thuật và sinh hoạt của trường.
- Thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, hơi, thông tin liên lạc v.v... từ mạng lưới cung cấp chung của thành phố và các điểm dân cư, giảm chi phí về đường ống, đường dây.
- Khu đất phải thoáng, cao ráo, ít tốn kém về biện pháp xử lý móng công trình hay thoát nước khu vực.
2.6. Diện tích đất xây dựng khu vực học tập của các trường đại học, áp dụng theo bảng 2.
2.7. Diện tích khu đất thể dục thể thao được tính l ha/1000 học sinh.
Chú thích:
a) Khu thể dục thể thao bao gồm các sân bãi và các công trình có mái che hoặc không có mái che.
b) Đối với trường đại học thể dục thề thao không tính thêm diện tích đất khu thể dục thể thao.
c) Các trường dưới 2000 học sinh được tính 1,5 ha/1000 học sinh và ít nhất là phải có 1ha đất cho khu thể dục thể thao của một trường đại học.
2.8. Diện tích đất xây dựng khu nhà ở của học sinh được tính từ 1,2 ha đến 2,0 ha/trên 1000 học sinh (nhà ở 5 tầng lấy 1,2 ha/1000 học sinh, nhà ở một tầng lấy 2,0ha/1000 học sinh).
Chú thích: Diện tích đất xây dựng cho các cơ sở thực tập hoặc thí nghiệm lớn như bãi nghiệm vật liệu xây dựng, trại chân nuôi, ruộng vườn thí nghiệm, bãi tập lái xe v.v... không vào tiêu chuẩn đất xây dựng.
2.9. Mặt bằng toàn thể một trường đại học phải nghiên cứu, thiết kế hoàn chỉnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng trước mắt và phát triển tương lai, các công trình xây dựng cố định với những công trình tạm thời, nhất là đối với học tập, nghiên cứu khoa học và các xưởng thực hành.
2.10. Mật độ xây dựng của khu học tập khoảng từ 20 đến 25%
2.11. Các ngôi nhà và công trình học tập của trường đại học phải cách đường đỏ ít nhất là 15m.
Trong trường hợp phải bố trí các ngôi nhà và công trình gần các đường cao tốc đường giao thông chính thì khoảng cách so với đường đỏ phải từ 50m trở lên.
2.12. Khu đất xây dựng trường đại học, không cho phép các đường cao tốc, đường giao thông chính và các đường phố chia cắt, cần giải quyết tốt luồng người đi bộ và giao thông xe cộ trong trường.
2.13. Trong khu đất xây dựng trường đại học cần dự tính các bãi đỗ xe ô tô ngoài trời, nhà để xe máy, xe đạp và các phương tiện giao thông khác.
2.14. Khu đất xây dựng trường đại học phải rào xung quanh bằng cây xanh, nếu dùng các loại vật liệu khác phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.15. Diện tích vườn hoa, cây xanh chiếm khoảng 40% diện tích toàn bộ khu trường."

Theo đó, việc bố trí địa điểm xây dựng các trường đại học phải tính đến phát triển của trường trong tương lai, còn việc sử dụng đất phải tiến hành từng đợt theo kế hoạch xây dựng, tránh chiếm đất quá sớm.

Một trường đại học gồm các khu vực đó là khu học tập và các cơ sở nghiên cứu khoa học; khu thể dục thể thao; khu kí túc xá học sinh bao gồm nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt; khu nhà ở của cán bộ giảng dạy và cán bộ công nhân viên; khu công trình kĩ thuật bao gồm trạm bơm, trạm biến thế, xưởng sửa chữa, kho tàng và nhà để xe ô tô, xe đạp.

Nhà ở học sinh tại trường đại học yêu cầu về thiết kế bố trí phải đảm bảo những gì?

Theo Mục 3.59 đến Mục 3.63 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3981:1985 về Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định về nhà ở học sinh như sau:

(1) Nhà ở học sinh các trờng đại học phải thiết kế bảo đảm cho học sinh nội trú các hệ:

- 100% học sinh hệ dài hạn

- 100% học sinh hệ chuyên tu

- 20% học sinh hệ tại chức

- 100% học sinh hệ sau, trên đại học, học sinh nước ngoài và hệ bồi dưỡng, dự bị.

(2) Khi thiết kế nhà ở học sinh cần theo những quy định của tiêu chuẩn nhà ở hiện hành.

(3) Diện tích ở cho các hệ học sinh áp dụng theo bảng 18.

Bảng 18

Loại học sinh - Diện tích ở cho mỗi học sinh (m2)

1 - Học sinh nam và nữ: 35-38

2 -Cán bộ lớn tuổi đi học, thương binh: 5

3 - Học sinh hệ sau và trên đại học, học sinh nước ngoài và học sinh năng khiếu: 6

Chú thích:

1) Diện tích ở bao gồm cả diện tích để học sinh tự học

2) Đối với nhà ở của học sinh cần thiết kế giường hai tầng cho cả nam và nữ với chiều cao tầng nhà 3,3m.

3) Tuỳ theo loại trường mà tổ chức không gian cho học sinh phù hợp với yêu cầu đào tạo, sinh hoạt, mỗi phòng ở không ít hơn 2 người và không quá 8 người.

4) Khu vệ sinh bố trí theo phòng ở, tránh các khu vệ sinh công cộng

(4) Mỗi nhà ở học sinh cần có phòng tiếp khách, sinh hoạt chung… với diện tích không lớn quá 36m2.

(5) Khu vệ sinh trong các nhà ở học sinh áp dụng theo bảng 19.

Chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo kí thuật điện và thiết bị điện yếu đối với trường đại học được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Mục 6.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3981:1985 về Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định về chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo kí thuật điện và thiết bị điện yếu như sau:

"6. Chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo kí thuật điện và thiết bị điện yếu
...
6.7. Trong các trường đại học cần chú ý đến việc bố trí các hệ thống điện yếu sau đây
a) Hệ thống điện thoại (thành phố, nội bộ, giám đốc, điều hành).
b) Hệ thống điện truyền thanh (thành phố - nội bộ).
c) Hệ thống đồng hồ điện, chuông điện tự động báo hiệu thời gian ấn định quá trình học tập.
d) Hệ thống tín hiệu bảo vệ.
e) Hệ thống thiết bị khuếch đại âm thanh trong hội trường và các giảng đường trên 150 chỗ.
f) Hệ thống truyền hình khép kín.
g) Hệ thống phiên dịch đồng bộ ra 3 - 5 thứ tiếng trong hội trường theo yêu cầu đặc biệt của luận chứng kinh tế kĩ thuật.
..."
Trường đại học Tải về trọn bộ các văn bản về Trường đại học hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mã trường Đại học Công Thương TP HCM? Mã trường HUIT? Điểm sàn Đại học Công Thương TP HCM 2024? Điểm sàn HUIT 2024?
Pháp luật
Mã trường Đại học Sài Gòn? Mã trường SGU? Mã ngành Đại học Sài Gòn năm 2024 2025 như thế nào? Mã ngành SGU?
Pháp luật
Mã trường Đại học Sư phạm TPHCM? Danh sách các mã ngành Đại học Sư phạm TPHCM 2024 như thế nào?
Pháp luật
Mã Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM là gì? Mã ngành Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM như thế nào?
Pháp luật
Mã Trường Đại học Nông Lâm 2024 là gì? Chi tiết mã ngành Trường Đại học Nông Lâm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Có còn được tổ chức tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao tại các trường đại học nữa hay không?
Pháp luật
Mã trường đại học Y Dược TPHCM 2024 là gì? Danh sách mã ngành Đại học Y Dược TPHCM 2024 đầy đủ, chi tiết?
Pháp luật
Trường đại học sẽ công bố điểm trúng tuyển vào các ngành, chương trình đào tạo của trường tại đâu?
Pháp luật
Trường đại học tuyển sinh để đào tạo trình độ đại học vượt số lượng có bị xử phạt không? Chỉ tiêu tuyển sinh đại học được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mã trường Đại học Sư phạm Hà Nội là gì? Danh sách mã các ngành của Đại học Sư phạm Hà Nội 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường đại học
3,619 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào