Trường Đại học Luật Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với việc tổ chức các hoạt động đào tạo? Những đơn vị nào trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội?
Trường Đại học Luật Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Trường”) là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ luật học và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Trường; nghiên cứu khoa học pháp lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật.
Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường có tên giao dịch quốc tế là Hanoi Law University (viết tắt là HLU).
Như vậy, theo quy định trên thì Trường Đại học Luật Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học Luật Hà Nội (Hình từ Internet)
Trường Đại học Luật Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với việc tổ chức các hoạt động đào tạo?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành Tư pháp.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Trường theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, văn bản về đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác của Ngành Tư pháp và của đất nước trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm:
a) Xác định và mở các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
b) Phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa; xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn với quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo;
c) Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo, công nhận và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và các văn bằng, chứng chỉ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội và các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao (không bao gồm đào tạo, liên kết đào tạo trung cấp luật).
5. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
6. Tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành các giáo trình, sách và tài liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Trường.
...
Theo đó, đối với việc tổ chức các hoạt động đào tạo thì Trường Đại học Luật Hà Nội có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xác định và mở các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
- Phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa; xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn với quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo;
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo, công nhận và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và các văn bằng, chứng chỉ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội và các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao (không bao gồm đào tạo, liên kết đào tạo trung cấp luật).
Những đơn vị nào trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội?
Căn cứ tại khoản 1 điểm d Điều 3 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015, có quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
…
d) Các đơn vị trực thuộc Trường:
- Khoa Lý luận chính trị;
- Khoa Pháp luật hành chính - nhà nước;
- Khoa Pháp luật hình sự;
- Khoa Pháp luật dân sự;
- Khoa Pháp luật kinh tế;
- Khoa Pháp luật quốc tế;
- Khoa Pháp luật thương mại quốc tế;
- Khoa Đào tạo sau đại học;
- Khoa Đào tạo tại chức;
- Bộ môn Ngoại ngữ;
- Bộ môn Giáo dục thể chất;
- Viện Luật so sánh;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Đào tạo;
- Phòng Công tác sinh viên;
- Phòng Quản lý khoa học và trị sự Tạp chí;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Hợp tác quốc tế;
- Phòng Thanh tra đào tạo;
- Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo;
- Trung tâm Thông tin thư viện;
- Trung tâm Công nghệ thông tin;
- Trung tâm Tư vấn pháp luật;
- Trạm Y tế.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị tại điểm d khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc Trường do Hiệu trưởng quy định.
Theo đó, đơn vị trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội là những đơn vị được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?