Trường đại học dân lập có cơ cấu tổ chức như thế nào? Hội đồng quản trị của trường đại học dân lập phải có bao nhiêu người?
Trường đại học dân lập có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg, có quy định về cơ cấu của trường như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường gồm:
1. Hội đồng quản trị.
2. Hiệu trưởng.
Giúp việc Hiệu trưởng có:
a) Các Phó Hiệu trưởng.
b) Các Phòng, Ban chức năng.
c) Hội đồng khoa học và đào tạo.
3. Một số tổ chức đào tạo: khoa, ban, bộ môn.
4. Một số tổ chức phục vụ đào tạo nghiên cứu khoa học và triển khai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức Đảng và các Đoàn thể
Như vậy, theo quy định trên thì trường đại học dân lập có cơ cấu tổ chức gồm:
- Hội đồng quản trị;
- Hiệu trưởng: giúp việc Hiệu trưởng có các phó Hiệu trưởng, các phòng ban chức năng và hội đồng khoa học và đào tạo;
- Một số tổ chức đào tạo: khoa, ban, bộ môn;
- Một số tổ chức phục vụ đào tạo nghiên cứu khoa học và triển khai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức Đảng và các Đoàn thể.
Trường đại học dân lập có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng quản trị của trường đại học dân lập phải có bao nhiêu người?
Căn cứ tại Điều 15 Quy chế trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối thiểu là 7 người, trong đó có các thành phần sau:
1. Đại diện Ban lãnh đạo của tổ chức xin thành lập trường.
2. Đại diện các nhà đầu tư về tài chính, tài sản để xây dựng trường.
3. Đại diện cho giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường.
4. Hiệu trưởng.
5. Đại diện cấp ủy Đảng cơ sở của trường.
Các thành viên Hội đồng quản trị bình đẳng về quyền bỏ phiếu.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản trị của trường đại học tối thiểu là 7 người, gồm:
- Đại diện Ban lãnh đạo của tổ chức xin thành lập trường;
- Đại diện các nhà đầu tư về tài chính, tài sản để xây dựng trường;
- Đại diện cho giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường;
- Hiệu trưởng;
- Đại diện cấp ủy Đảng cơ sở của trường.
Hội đồng quản trị của trường đại học dân lập có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Quy chế trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg, có quy định về hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xem xét điều chỉnh ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo và quy hoạch phát triển nhà trường, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Xây dựng và sửa đổi các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính theo quy định của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập.
3. Huy động các nguồn vốn để xây dựng trường; phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng trình; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.
4. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc đề nghị không công nhận người giữ chức vụ Hiệu trưởng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
5. Phê duyệt phương án về tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề có liên quan đến nhân sự của trường do Hiệu trưởng đề xuất.
6. Quyết định những nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề về đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và công tác đối ngoại của trường.
7. Xây dựng và sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
8. Giám sát Hiệu trưởng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản trị của trường đại học dân lập có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xem xét điều chỉnh ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo và quy hoạch phát triển nhà trường, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng và sửa đổi các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính theo quy định của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập;
- Huy động các nguồn vốn để xây dựng trường; phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng trình; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
- Đề cử và đề nghị công nhận hoặc đề nghị không công nhận người giữ chức vụ Hiệu trưởng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định;
- Phê duyệt phương án về tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề có liên quan đến nhân sự của trường do Hiệu trưởng đề xuất
- Quyết định những nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề về đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và công tác đối ngoại của trường
- Xây dựng và sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt
- Giám sát Hiệu trưởng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ, trình tự cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Phân loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ từ năm 2025? Quy định về niên hạn sử dụng của xe cơ giới?
- Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2? Quy định về yêu cầu đánh giá học sinh lớp 2 như thế nào?
- Rằm tháng Giêng là gì? Rằm tháng Giêng cúng gì? Rằm tháng Giêng Ất Tỵ là thứ mấy ngày mấy dương? Thờ cúng tổ tiên Rằm tháng Giêng có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Nghị định 120 về đơn vị sự nghiệp công lập quy định về vấn đề gì? Đối tượng áp dụng của Nghị định 120?