Trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư có được đứng tên thành lập một tổ chức hành nghề luật sư khác hay không?

Trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư có được đứng tên thành lập một tổ chức hành nghề luật sư khác hay không? Bởi vì tôi có người bạn đang loay hoay về thủ tục này nên tôi muốn hỏi tư vấn để giúp bạn đó một chút. Cám ơn!

Văn phòng luật sư là gì?

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư 2006 thì văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

Trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư có được đứng tên thành lập một tổ chức hành nghề luật sư khác hay không?

Trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư có được đứng tên thành lập một tổ chức hành nghề luật sư khác hay không?

Các quy định chung của văn phòng luật sư như thế nào?

Văn phòng luật sư được quy định tại Điều 33 Luật Luật sư 2006 cụ thể như sau:

"Điều 33. Văn phòng luật sư
1. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
2. Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật."

Trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư có được đứng tên thành lập một tổ chức hành nghề luật sư khác hay không?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2021/TT-BTP hướng dẫn quy định của Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có đề cập như sau:

"Điều 8. Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
1. Văn phòng luật sư, công ty luật cử luật sư là thành viên hoặc luật sư làm việc theo hợp đồng lao động làm Trưởng chi nhánh, trừ trường hợp luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam. Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật, luật sư thành viên chỉ được làm Trưởng chi nhánh của một chi nhánh trực thuộc văn phòng luật sư, công ty luật đó. Luật sư làm việc theo hợp đồng lao động chỉ được làm Trưởng chi nhánh của một chi nhánh của một tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và các đơn vị trực thuộc."

Theo đó, một người là Trưởng Văn phòng luật sư chỉ có thể làm Trưởng 1 chi nhánh của chính văn phòng luật sư đó. Hiểu ngược lại tức là 1 người đã làm Trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư rồi thì được phép thành lập Văn phòng luật sư khác nhưng không được đứng ra là Trưởng Văn phòng luật sư này.

Văn phòng luật sư có các quyền gì?

Theo quy định tại Điều 39 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) thì văn phòng luật sư có các quyền sau đây:

“Điều 39. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
1. Thực hiện dịch vụ pháp lý.
2. Nhận thù lao từ khách hàng.
3. Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.
4. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
5. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
6. Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
7. Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
8. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Văn phòng luật sư có các nghĩa vụ gì?

Theo quy định tại Điều 40 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) thì văn phòng luật sư có các quyền sau đây:

Điều 40. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
1. Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
2. Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
3. Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
4. Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.
5. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng.
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
7. Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
8. Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
9. Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư.
10. Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
11. Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
12. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Văn phòng luật sư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn phòng luật sư có phải đăng ký cấp lại Giấy đăng ký hoạt động khi thay đổi người đại diện theo pháp luật văn phòng luật sư không?
Pháp luật
Tổng hợp Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật là mẫu nào theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Văn phòng luật sư có được xem là một hình thức tổ chức hành nghề luật sư không? Một luật sư có được thành lập nhiều văn phòng luật sư không?
Pháp luật
Trước khi tự chấm dứt hoạt động thì văn phòng luật sư bắt buộc nộp đủ số thuế còn nợ đúng không?
Pháp luật
Trưởng văn phòng luật sư là ai? Khi công bố nội dung đăng ký hoạt động của VPLS cần cung cấp thông tin gì của Trưởng văn phòng?
Pháp luật
Văn phòng luật sư có chấm dứt hoạt động nếu Trưởng văn phòng bị kết án bằng bản án có hiệu lực?
Pháp luật
Khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, thì Trưởng văn phòng luật sư có phải thông báo cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên hay không?
Pháp luật
Văn phòng luật sư được cấp Giấy đăng ký hoạt động thì Trưởng văn phòng có phải thông báo cho Đoàn luật sư nơi mình là thành viên không?
Pháp luật
Trưởng văn phòng luật sư sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn về những nghĩa vụ của văn phòng?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư có bắt buộc phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng đó không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn phòng luật sư
7,237 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn phòng luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào