Trường cao đẳng sư phạm một năm phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho sinh viên tham gia?
- Trường cao đẳng sư phạm một năm phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho sinh viên tham gia?
- Hướng dẫn, giáo dục nâng cao kỹ năng tham gia hoạt động thể thao trong trường cao đẳng sư phạm được quy định như thế nào?
- Giảng viên giáo dục thể chất tại các trường cao đẳng sư phạm có những quyền và nghĩa vụ gì trong hoạt động thể thao của nhà trường?
Trường cao đẳng sư phạm một năm phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho sinh viên tham gia?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tập luyện và thi đấu thể thao
1. Thành lập, duy trì tập luyện thường xuyên đội tuyển năng khiếu từng môn thể thao làm nòng cốt cho hoạt động thể thao của nhà trường.
2. Tổ chức, duy trì thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; vận dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường và lồng ghép, kết hợp tập luyện trên nền nhạc tạo không khí vui tươi, hứng thú, thu hút học sinh tích cực tham gia.
3. Tổ chức ít nhất một năm một hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên, nội dung và hình thức thi đấu phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; cử học sinh, sinh viên tham dự các hoạt động thi đấu thể thao trong nước và quốc tế.
Và căn cứ theo Điều 2 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu; đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm (sau đây gọi chung là nhà trường); cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan.
2. Thông tư này không áp dụng đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật; trường giáo dưỡng; trường năng khiếu thể dục, thể thao; trường đào tạo chuyên ngành thể dục thể thao.
Như vậy, trường cao đẳng sư phạm một năm phải tổ chức ít nhất một hoạt động thi đấu thể thao cho sinh viên tham gia.
Và nội dung và hình thức thi đấu phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Trường cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)
Hướng dẫn, giáo dục nâng cao kỹ năng tham gia hoạt động thể thao trong trường cao đẳng sư phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hướng dẫn, giáo dục nâng cao kỹ năng tham gia hoạt động thể thao
1. Hướng dẫn, giáo dục nâng cao nhận thức về kỹ năng bảo đảm an toàn cho người dạy và người học trong các hoạt động thể dục, thể thao.
2. Thực hiện lồng ghép với các đề án, dự án, các chương trình có liên quan bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh, sinh viên nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển chiều cao, thể lực.
3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để sưu tầm các bài tập thể dục, thể thao nhằm đa dạng hoá nội dung, hình thức luyện tập. Hướng dẫn học sinh, sinh viên và phụ huynh khai thác thông tin trên không gian mạng phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao một cách an toàn, hiệu quả.
4. Hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất kiến thức, kỹ năng phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể thao trong nhà trường.
5. Tổ chức tư vấn, định hướng học sinh tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao nhằm tăng cường thể lực, phát triển thể chất.
Theo đó, hướng dẫn, giáo dục nâng cao kỹ năng tham gia hoạt động thể thao trong trường cao đẳng sư phạm được quy định như trên.
Giảng viên giáo dục thể chất tại các trường cao đẳng sư phạm có những quyền và nghĩa vụ gì trong hoạt động thể thao của nhà trường?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
1. Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
a) Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động thể thao; làm nòng cốt tổ chức các hoạt động thể thao; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn việc thành lập các câu lạc bộ thể thao, duy trì phát triển phong trào thể thao trong nhà trường.
b) Căn cứ nhu cầu của người học và điều kiện thực tế của nhà trường chủ động tham mưu huy động nguồn lực giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất của nhà trường và mời hướng dẫn viên ngoài nhà trường tham gia hướng dẫn chuyên môn để tổ chức hiệu quả các hoạt động thể thao.
c) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế; đề xuất giải pháp cụ thể giúp đỡ các học sinh, sinh viên thể lực yếu, chưa đáp ứng được chương trình môn học Giáo dục thể chất, chưa bảo đảm tiêu chuẩn về quy định đánh giá, xếp loại thể lực; học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được miễn hoặc tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác của nhà giáo theo quy định hiện hành.
2. Quyền của giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
a) Được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, hình thức và kỹ năng tổ chức hoạt động thể thao trong nhà trường.
b) Được tạo điều kiện tham gia công tác huấn luyện cho học sinh, sinh viên đội tuyển của nhà trường.
c) Được hưởng các quyền và chế độ của giáo viên, giảng viên và các chế độ khác trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo quy định hiện hành.
Do đó, giảng viên giáo dục thể chất tại các trường cao đẳng sư phạm có những quyền và nghĩa vụ như quy định trên trong hoạt động thể thao của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?