Trường cao đẳng có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không? Quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng như thế nào?
Trường cao đẳng có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
Địa vị pháp lý của trường cao đẳng được quy định tại Điều 3 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Địa vị pháp lý của trường cao đẳng
1. Trường cao đẳng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trường cao đẳng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có quyền tự chủ và có trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
3. Trường cao đẳng hoạt động theo quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp, pháp luật giáo dục, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trường cao đẳng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có quyền tự chủ và có trách nhiệm giải trình.
Theo đó, theo Điều 5 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH thì trường cao đẳng được tổ chức theo các loại hình sau đây:
- Trường cao đẳng công lập;
- Trường cao đẳng tư thục;
- Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường cao đẳng có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không? Quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng như thế nào? (hình từ internet)
Quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng như thế nào?
Quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng được quy định tại Điều 6 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
(1) Trường cao đẳng chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu.
(2) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng thuộc quyền quản lý theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng do ai ban hành?
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng được quy định tại Điều 7 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng
1. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng do hiệu trưởng ban hành theo quyết nghị của hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc theo quyết nghị của hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Thông tư này, phù hợp với đặc thù của nhà trường, không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
Trường cao đẳng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân áp dụng theo quy định tại khoản này và quy định đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
...
Như vậy, quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng do hiệu trưởng ban hành theo quyết nghị của hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc theo quyết nghị của hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 7 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH nêu rõ quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên trường, tên viết tắt (nếu có);
- Sứ mạng;
- Mục tiêu;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của trường;
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và dịch vụ sản xuất, hợp tác quốc tế;
- Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
- Nhiệm vụ và quyền của người học;
- Tổ chức và quản lý của trường;
- Tài chính và tài sản;
- Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục, gia đình người học và xã hội;
- Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Chương trình, giáo trình đào tạo trường cao đẳng được quy định như thế nào?
Chương trình, giáo trình đào tạo trường cao đẳng được quy định tại Điều 28 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
- Căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; chương trình đào tạo thường xuyên, trường cao đẳng tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp theo từng ngành, nghề và các chương trình đào tạo thường xuyên để sử dụng làm chương trình đào tạo của trường mình.
- Trường cao đẳng phải định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu, học liệu giảng dạy phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Trường cao đẳng tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình; duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập của trường. Giáo trình đào tạo phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, tín chỉ, môn học trong chương trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý Hoa chúc mừng ngày 22 tháng 12 thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam? Viên chức quốc phòng có được nghỉ làm ngày 22 12?
- Đêm giáng sinh là gì? Tiền lương làm thêm giờ vào đêm giáng sinh của người lao động được tính như thế nào?
- Mục đích của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì theo quy định pháp luật về xây dựng?
- Cá nhân thuộc Bộ Công thương có được phép nhân danh Bộ Công thương phát ngôn cho báo chí không?
- Đáp án tuần 2 Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 thế nào? Thể lệ Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 ra sao?