Trưởng ban chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam có quyền trực tiếp thay thế thành viên trong ban chỉ đạo hay không?
- Nhiệm vụ của ban chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam là gì?
- Trưởng ban chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam có quyền trực tiếp thay thế thành viên trong ban chỉ đạo hay không?
- Văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam ký sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ hay Bộ Nội vụ?
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam là gì?
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam theo quy định tại Điều 1 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) được ban hành kèm theo Quyết định 35/QĐ-BCĐLSCPVN năm 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn, thẩm định và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) (gọi tắt là công trình). Ban Chỉ đạo có các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Phê duyệt đề cương và kế hoạch nghiên cứu, biên soạn công trình. Phê duyệt danh mục và đề cương các chuyên đề, các cuộc hội thảo cấp quốc gia.
2. Phê duyệt đề cương biên soạn từng thời kỳ và cơ quan thực hiện, người chủ trì.
3. Nghiệm thu các sản phẩm và kết quả biên soạn của công trình.
4. Nghiệm thu toàn bộ công trình khi hoàn thành.
5. Cho ý kiến về các vấn đề có liên quan trong quá trình biên soạn.
6. Chỉ đạo Bộ Nội vụ tổ chức biên soạn và xuất bản công trình.
Như vậy, ban chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
- Phê duyệt đề cương và kế hoạch nghiên cứu, biên soạn công trình.
- Phê duyệt danh mục và đề cương các chuyên đề, các cuộc hội thảo cấp quốc gia.
- Phê duyệt đề cương biên soạn từng thời kỳ và cơ quan thực hiện, người chủ trì.
- Nghiệm thu các sản phẩm và kết quả biên soạn của công trình.
- Nghiệm thu toàn bộ công trình khi hoàn thành.
- Cho ý kiến về các vấn đề có liên quan trong quá trình biên soạn.
- Chỉ đạo Bộ Nội vụ tổ chức biên soạn và xuất bản công trình.
Trưởng ban chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam có quyền trực tiếp thay thế thành viên trong ban chỉ đạo hay không? (Hình từ Internet)
Trưởng ban chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam có quyền trực tiếp thay thế thành viên trong ban chỉ đạo hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) được ban hành kèm theo Quyết định 35/QĐ-BCĐLSCPVN năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BCĐLSCPVN năm 2019 như sau:
Phân công công tác trong Ban Chỉ đạo
1. Trưởng Ban Chỉ đạo
a) Chỉ đạo chung các hoạt động của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo.
b) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cử bổ sung hoặc thay thế thành viên Ban Chỉ đạo.
d) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
a) Thường trực giúp Trưởng Ban Chỉ đạo giải quyết các hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về những công việc được giao.
b) Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
...
Theo quy định trên, trưởng ban chỉ đạo có nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo chung các hoạt động của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cử bổ sung hoặc thay thế thành viên Ban Chỉ đạo.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
Như vậy, trưởng ban chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam không thể trực tiếp thay thế thành viên trong ban chỉ đạo mà chỉ được kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để thực hiện thay thế thành viên.
Văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam ký sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ hay Bộ Nội vụ?
Căn cứ theo quy định về sử dụng con dấu tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) được ban hành kèm theo Quyết định 35/QĐ-BCĐLSCPVN năm 2015 như sau:
Sử dụng con dấu
1. Văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo ký sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Tổng thư ký sử dụng con dấu của Bộ Nội vụ trong các hoạt động phục vụ biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015).
Theo quy định văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo ký sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ. Còn đối với Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Tổng thư ký sử dụng con dấu của Bộ Nội vụ trong các hoạt động phục vụ biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015).
Như vậy, văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam ký sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?