Trước khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị những gì?
- Trước khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị những gì?
- Khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng, kiểm tra kỹ thuật bên ngoài của máy như thế nào?
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong của máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu như thế nào?
Trước khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị những gì?
Theo tiểu mục 4.1 và tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 03:2021/BQP) Ban hành kèm theo Thông tư 134/2021/TT-BQP giải thích thì Máy thử chấn động đạn, hạt lửa là thiết bị sử dụng các cơ cấu khi hoạt động tạo ra các chấn động khác nhau để thử nghiệm độ an toàn chấn động của đạn, hạt nổ theo yêu cầu thiết kế.
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi lắp đặt, trước khi đưa vào để sử dụng lần đầu.
Theo Mục 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy thử chấn động đạn sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 03:2021/BQP) Ban hành kèm theo Thông tư 134/2021/TT-BQP quy định như sau:
MÁY THỬ CHẤN ĐỘNG ĐẠN, HẠT LỬA. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
...
8. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định máy thử chấn động đạn, hạt lửa phải thực hiện các công việc sau:
8.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở, để hoàn thành các nội dung sau:
8.1.1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu thiết bị theo quy định.
8.1.2. Vệ sinh thiết bị.
8.1.3. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia chứng kiến kiểm định thiết bị.
8.1.4. Thực hiện các biện pháp an toàn lao động khác (nếu cần thiết).
8.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch:
Căn cứ vào các chế độ kiểm định thiết bị để kiểm tra, xem xét hồ sơ, lý lịch.
8.2.1. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
- Hồ sơ, lý lịch của thiết bị điện phòng nổ (Theo quy định tại TCVN 10888-0:2015 ), lưu ý xem xét các tài liệu sau:
+ Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
+ Tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực (nếu có);
+ Bản vẽ sơ đồ của hệ thống;
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa;
+ Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy (nếu có).
- Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị:
+ Các chứng chỉ chất lượng về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
+ Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
- Báo cáo kết quả, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ;
- Hồ sơ lắp đặt của thiết bị (theo quy định của QCVN 01:2008/BCT):
+ Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
+ Thiết kế lắp đặt, bản vẽ hoàn công;
+ Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
+ Những số liệu về hàn như: Công nghệ hàn, mã hiệu que hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
+ Nhà đặt thiết bị gồm: Mặt bằng bố trí thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy, các quy định về khoảng cách an toàn, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống thông tin liên lạc, bố trí cửa thoát hiểm;
+ Biên bản nghiệm thu tổng thể thiết bị và hoàn công.
...
Lưu ý:
Đối với máy thử chấn động đạn, hạt lửa rõ xuất xứ nhưng hồ sơ kỹ thuật không đầy đủ thì phải tiến hành lập bổ sung.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy thử chấn động đạn, hạt lửa đạt yêu cầu khi:
- Hồ sơ, lý lịch thiết bị đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu quy định tại 8.2 của Quy trình này và phù hợp với thiết kế;
- Nếu không đầy đủ cơ sở phải có biện pháp khắc phục, tiến hành lập hồ sơ, lý lịch bổ sung.
8.3. Chuẩn bị lực lượng và trang thiết bị kiểm định:
Bố trí kiểm định viên, người chứng kiến kiểm định và các trang thiết bị phù hợp để phục vụ kiểm định.
8.4. Chuẩn bị các biện pháp an toàn khi kiểm định:
Xác định và thống nhất biện pháp an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Như vậy, trước khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng phải thực hiện các công việc chuẩn bị được quy định cụ thể trên.
Lưu ý: Đối với máy thử chấn động đạn, hạt lửa rõ xuất xứ nhưng hồ sơ kỹ thuật không đầy đủ thì phải tiến hành lập bổ sung.
Kiểm định kỹ thuật an toàn máy thử chấn động đạn, hạt lửa (Hình từ Internet)
Khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng, kiểm tra kỹ thuật bên ngoài của máy như thế nào?
Theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy thử chấn động đạn sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 03:2021/BQP) Ban hành kèm theo Thông tư 134/2021/TT-BQP quy định như sau:
MÁY THỬ CHẤN ĐỘNG ĐẠN, HẠT LỬA. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
...
9. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Tiến hành kiểm định thiết bị thử chấn động đạn, hạt lửa phải thực hiện các nội dung sau:
9.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
Kiểm tra theo quy định tại Điều 2 của TCVN 2290-78, cụ thể:
9.1.1. Không gian, mặt bằng, vị trí lắp đặt.
9.1.2. Hệ thống chiếu sáng vận hành.
9.1.3. Hệ thống tiếp đất, chống sét, hệ thống điện và tiếp đất an toàn chống tĩnh điện (theo quy định của QCVN 07:2017/BQP).
9.1.4. Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của thiết bị, chi tiết của thiết bị so với thiết kế và hồ sơ, lý lịch.
9.1.5. Kiểm tra về sự đồng bộ, đầy đủ, kết cấu và bố trí hợp lý với khả năng làm việc an toàn; kiểm tra mối hàn; kiểm tra bề mặt thiết bị và mức độ ăn mòn.
9.1.6. Kiểm tra tình trạng của thiết bị an toàn, đo kiểm và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
9.1.7. Kiểm tra tình trạng các bộ phận của thiết bị; xác định độ biến dạng và độ cứng vững của các chi tiết.
9.1.8. Kiểm tra hệ thống bôi trơn đến các khớp, gối truyền động, máng trượt.
Lưu ý:
Khi kiểm tra kỹ thuật bên ngoài máy thử chấn động đạn, hạt lửa, cần chú ý phát hiện các yếu tố:
- Các vết rạn, nứt, móp trên thiết bị;
- Tình trạng ăn mòn kim loại các bộ phận;
- Tình trạng kỹ thuật của phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và cơ cấu an toàn;
- Độ bắt chặt của các chi tiết ghép nối;
- Tình trạng bao che các cụm máy và các bộ phận chuyển động của thiết bị;
- Tình trạng các gối đỡ;
- Tình trạng hệ thống điện, cáp điện về số lượng và tình trạng kỹ thuật hiện tại.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra kỹ thuật bên ngoài máy thử chấn động đạn, hạt lửa đạt yêu cầu khi:
- Thiết bị được vệ sinh sạch sẽ; thao tác đóng mở, các cơ cấu chuyển động làm việc êm nhẹ và được bao che; các gối đỡ được bôi trơn đầy đủ;
- Thiết bị đầy đủ các cụm, nhóm chi tiết phù hợp thiết kế;
- Không có vết nứt, phồng, móp, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu lực và ở các mối hàn, mối nối;
- Hệ thống tiếp đất chống sét; hệ thống điện và tiếp đất an toàn chống tĩnh điện đảm bảo theo quy định;
- Các thiết bị đo lường, an toàn và phụ trợ đầy đủ, phù hợp với thiết kế.
Theo đó, khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng phải thực hiện các nội dung kiểm tra kỹ thuật bên ngoài như quy định cụ thể trên.
Lưu ý:
Khi kiểm tra kỹ thuật bên ngoài máy thử chấn động đạn, hạt lửa, cần chú ý phát hiện các yếu tố:
- Các vết rạn, nứt, móp trên thiết bị;
- Tình trạng ăn mòn kim loại các bộ phận;
- Tình trạng kỹ thuật của phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và cơ cấu an toàn;
- Độ bắt chặt của các chi tiết ghép nối;
- Tình trạng bao che các cụm máy và các bộ phận chuyển động của thiết bị;
- Tình trạng các gối đỡ;
- Tình trạng hệ thống điện, cáp điện về số lượng và tình trạng kỹ thuật hiện tại.
Kiểm tra kỹ thuật bên trong của máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu như thế nào?
Theo tiểu mục 9.2 Mục 9 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy thử chấn động đạn sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 03:2021/BQP) Ban hành kèm theo Thông tư 134/2021/TT-BQP quy định như sau:
MÁY THỬ CHẤN ĐỘNG ĐẠN, HẠT LỬA. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
...
9. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Tiến hành kiểm định thiết bị thử chấn động đạn, hạt lửa phải thực hiện các nội dung sau:
...
9.2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
Kiểm tra theo quy định tại Điều 2 của TCVN 2290-78, cụ thể:
9.2.1. Kiểm tra tình trạng han gỉ, ăn mòn kim loại các bộ phận.
9.2.2. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại của thiết bị. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
9.2.3. Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: Hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
9.2.4. Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền, cần giảm thông số làm việc của thiết bị. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính lại sức bền theo các số liệu thực tế.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra kỹ thuật bên trong máy thử chấn động đạn, hạt lửa đạt yêu cầu khi bề mặt các chi tiết được vệ sinh sạch sẽ, không có các vết nứt, phồng, móp, gỉ sét, ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu lực và ở các mối hàn, mối nối;
Theo đó, khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng phải thực hiện các nội dung kiểm tra kỹ thuật bên trong như quy định cụ thể trên.
Tải về toàn bộ Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng tại đây:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?