Trước khi gửi hồ sơ kiến nghị khởi tố thì Cơ quan thanh tra có cần phải họp lãnh đạo liên ngành hay không?
Trước khi gửi hồ sơ kiến nghị khởi tố thì Cơ quan thanh tra có cần phải họp lãnh đạo liên ngành hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP quy định về việc họp lãnh đạo liên ngành như sau:
Trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc, kiến nghị khởi tố
1. Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan thanh tra có văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
Đối với vụ việc vi phạm pháp luật có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nếu xét thấy cần thiết thì trước khi chính thức kết luận thanh tra và kiến nghị khởi tố, Cơ quan thanh tra tổ chức họp lãnh đạo liên ngành gồm Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp để phân tích, đánh giá những tài liệu đã thu thập được. Trường hợp liên ngành thống nhất xác định vụ việc đã rõ dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan thanh tra có văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
2. Sau khi kết thúc cuộc thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, Cơ quan thanh tra có văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo quy định trên thì việc tổ chức họp lãnh đạo liên ngành chỉ được Cơ quan thanh tra thực hiện đối với những vụ việc vi phạm pháp luật có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.
Cuộc họp lãnh đạo liên ngành gồm Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp để phân tích, đánh giá những tài liệu đã thu thập được.
Trường hợp liên ngành thống nhất xác định vụ việc đã rõ dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan thanh tra chuyển ngay hồ sơ kiến nghị khởi tổ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Sau khi kết thúc cuộc thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, Cơ quan thanh tra có văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trước khi gửi hồ sơ kiến nghị khởi tố thì Cơ quan thanh tra có cần phải họp lãnh đạo liên ngành hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra bao gồm những loại giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP quy định về hồ sơ kiến nghị khởi tố như sau:
Hồ sơ kiến nghị khởi tố và việc giao, nhận hồ sơ
1. Người ra quyết định thanh tra có thẩm quyền quyết định chuyển hồ sơ và kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra để xem xét khởi tố vụ án hình sự. Tài liệu trong hồ sơ kiến nghị khởi tố là bản gốc, nếu tài liệu là bản sao thì có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc đóng dấu xác nhận sao y của Cơ quan thanh tra. Hồ sơ kiến nghị khởi tố gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản kiến nghị khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan thanh tra;
b) Quyết định thanh tra; biên bản, tài liệu xác minh sự việc; báo cáo giải trình của đối tượng thanh tra;
c) Báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra về vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm của đối tượng thanh tra;
d) Kết luận thanh tra trong trường hợp đã kết thúc cuộc thanh tra;
đ) Tài liệu khác có liên quan;
e) Bản kê các tài liệu trong hồ sơ.
...
Theo đó, hồ sơ kiến nghị khởi tổ của Cơ quan Thanh tra chuyển đến Cơ quan điều tra phải bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản kiến nghị khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan thanh tra;
- Quyết định thanh tra; biên bản, tài liệu xác minh sự việc; báo cáo giải trình của đối tượng thanh tra;
- Báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra về vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm của đối tượng thanh tra;
- Kết luận thanh tra trong trường hợp đã kết thúc cuộc thanh tra;
- Tài liệu khác có liên quan;
- Bản kê các tài liệu trong hồ sơ.
Khi chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tổ đến Cơ quan điều tra thì cần lưu ý một điều sau: tài liệu trong hồ sơ kiến nghị khởi tố là bản gốc, nếu tài liệu là bản sao thì có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc đóng dấu xác nhận sao y của Cơ quan thanh tra.
Khi chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố vụ án hình sự cho Cơ quan điều tra thì có lập thành văn bản hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP quy định về việc giao nhận hồ sơ kiến nghị khởi tố vụ án hình sự như sau:
Hồ sơ kiến nghị khởi tố và việc giao, nhận hồ sơ
...
2. Việc giao, nhận hồ sơ kiến nghị khởi tố vụ án hình sự được lập thành biên bản và tiến hành tại trụ sở Cơ quan thanh tra hoặc trụ sở Cơ quan điều tra. Cơ quan thanh tra gửi kiến nghị khởi tố vụ án hình sự kèm theo bản sao hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Theo đó, khi giao hồ sơ kiến nghị khởi tố vụ án hình sự phải lập thành biên bản và tiến hành tại trụ sở Cơ quan thanh tra hoặc trụ sở Cơ quan điều tra. Cơ quan thanh tra gửi kiến nghị khởi tố vụ án hình sự kèm theo bản sao hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?