Trung tâm tư vấn pháp luật phải tư vấn luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi đúng không?
- Trung tâm tư vấn pháp luật phải tư vấn luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi đúng không?
- Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật có bắt buộc phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý không?
- Thù lao tư vấn pháp luật được tính theo những phương thức nào?
Trung tâm tư vấn pháp luật phải tư vấn luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi đúng không?
Việc tư vấn luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi được quy định tại Điều 10 Nghị định 77/2008/NĐ-CP như sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí
Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản.
Nhà nước khuyến khích Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Nhà nước chỉ khuyến khích các Trung tâm tư vấn pháp luật tư vấn luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi.
Trung tâm tư vấn pháp luật không bắt buộc phải tư vấn luật miễn phí cho các đối tượng này.
Trung tâm tư vấn pháp luật phải tư vấn luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi đúng không? (Hình từ Internet)
Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật có bắt buộc phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý không?
Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Thù lao tư vấn pháp luật và chế độ tài chính, kế toán
...
c) Các khoản chi trực tiếp cho các cuộc họp, hội nghị, công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, đi công tác ngoài trụ sở của Trung tâm, Chi nhánh;
d) Các chi phí hợp lý khác phục vụ cho công việc của Trung tâm, Chi nhánh.
2. Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý được lập thành văn bản, trừ những việc tư vấn đơn giản được thực hiện thông qua phiếu yêu cầu của khách hàng do Trung tâm, Chi nhánh cung cấp mẫu.
3. Hợp đồng dịch vụ pháp lý gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng;
b) Tên, địa chỉ, người đại diện của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh;
c) Nội dung công việc; thời hạn thực hiện hợp đồng;
d) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
đ) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
...
Như vậy, theo quy định, việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý được lập thành văn bản.
Trừ trường hợp tư vấn những vụ việc đơn giản thì việc thu thù lao có thể được thực hiện thông qua phiếu yêu cầu của khách hàng do Trung tâm tư vấn pháp luật cung cấp mẫu.
Thù lao tư vấn pháp luật được tính theo những phương thức nào?
Phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
1. Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Nội dung, tính chất của công việc;
b) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
c) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau:
a) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
3. Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Như vậy, theo quy định, thù lao tư vấn pháp luật được tính theo các phương thức sau đây:
(1) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
(2) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
(3) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Đối với thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư 2006.
Đối với thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?