Trung tâm tư vấn pháp luật có bắt buộc tư vấn miễn phí không? Nếu có thì trong những trường hợp nào?
Trung tâm tư vấn pháp luật có bắt buộc tư vấn miễn phí không? Nếu có thì trong những trường hợp nào?
Tại Điều 10 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí
Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản.
Nhà nước khuyến khích Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Quy định trên có nêu nhà nước khuyến khích Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Như vậy Trung tâm tư vấn pháp luật không bắt buộc phải tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Tại Điều 1 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức chủ quản của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật (sau đây gọi chung là tổ chức chủ quản).
Hoạt động tư vấn pháp luật quy định tại Nghị định này mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Trung tâm tư vấn pháp luật có bắt buộc tư vấn miễn phí không? Nếu có thì trong những trường hợp nào? (hình từ internet)
Sổ theo dõi thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí của Trung tâm tư vấn pháp luật là mẫu gì?
Theo Điều 10 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định như sau:
Lập sổ theo dõi công việc và lưu hồ sơ
1. Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải thực hiện việc lập sổ theo dõi công việc, cụ thể như sau:
a) Sổ theo dõi đầu việc: theo dõi chung các công việc của Trung tâm, Chi nhánh (Phụ lục I của Thông tư này);
b) Sổ theo dõi thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí (Phụ lục II);
c) Sổ theo dõi vụ việc có thu thù lao: trong trường hợp thực hiện tư vấn có thu thù lao thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý và phiếu yêu cầu (Phụ lục III).
2. Các loại sổ quy định tại khoản 1 Điều này và hồ sơ công việc phải được lưu giữ tại trụ sở của Trung tâm, Chi nhánh.
Việc ghi chép, bảo quản, lưu giữ các loại sổ theo dõi, hồ sơ công việc, hợp đồng lao động, hợp đồng cộng tác viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, thống kê, lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, sổ theo dõi thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 77/2008/NĐ-CP.
Tải mẫu sổ theo dõi thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí tại đây: Tải về
Thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật trong trường hợp có tính phí được quy định ra sao?
Tại Điều 11 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Tư vấn pháp luật có thu thù lao
1. Ngoài hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho các đối tượng quy định tại Điều 10 của Nghị định này, Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao đối với cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu tư vấn pháp luật để bù đắp chi phí cho hoạt động của Trung tâm.
2. Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quyết định. Trong trường hợp Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao thì tổ chức chủ quản có trách nhiệm quy định về mức thù lao.
3. Trung tâm tư vấn pháp luật có trách nhiệm niêm yết mức thù lao tại trụ sở của Trung tâm và chấp hành quy định của pháp luật về tài chính.
Chiếu theo quy định này thì việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quyết định.
Trong trường hợp Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao thì tổ chức chủ quản có trách nhiệm quy định về mức thù lao.
Cũng theo quy định này thì trung tâm tư vấn pháp luật có trách nhiệm niêm yết mức thù lao tại trụ sở của Trung tâm và chấp hành quy định của pháp luật về tài chính.
Ngoài ra tại Điều 8 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định về thù lao tư vấn pháp luật và chế độ tài chính, kế toán như sau:
Thù lao tư vấn pháp luật và chế độ tài chính, kế toán
1. Thù lao thu được từ hoạt động tư vấn pháp luật và các nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại Điều 9 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP được sử dụng để trang trải cho hoạt động của Trung tâm, Chi nhánh bao gồm:
a) Chi cho hoạt động thường xuyên của Trung tâm và Chi nhánh; trả lương, phụ cấp cho Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng Chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật và các nhân viên khác;
b) Mua sắm trang thiết bị, duy trì và sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất; văn phòng phẩm, sách, báo, tài liệu nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu và phương tiện cần thiết khác phục vụ hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Các khoản chi trực tiếp cho các cuộc họp, hội nghị, công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, đi công tác ngoài trụ sở của Trung tâm, Chi nhánh;
d) Các chi phí hợp lý khác phục vụ cho công việc của Trung tâm, Chi nhánh.
2. Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý được lập thành văn bản, trừ những việc tư vấn đơn giản được thực hiện thông qua phiếu yêu cầu của khách hàng do Trung tâm, Chi nhánh cung cấp mẫu.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?