Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có vị trí pháp lý thế nào? Có bao nhiêu giám đốc và phó giám đốc?

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có vị trí pháp lý thế nào? Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có bao nhiêu giám đốc và phó giám đốc? Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm là gì? - Câu hỏi của anh Trực (Vũng Tàu).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có vị trí pháp lý thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 16/2017/TT-BYT quy định về vị trí pháp lý của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh như sau:

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có vị trí pháp lý thế nào?

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có vị trí pháp lý thế nào? (Hình từ Internet)

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có bao nhiêu giám đốc và phó giám đốc?

Tại Điều 5 Thông tư 76/2017/TT-BYT quy định về lãnh đạo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh như sau:

Lãnh đạo
1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có giám đốc và không quá 03 phó giám đốc.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có giám đốc và không quá 03 phó giám đốc.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là gì?

Tại Điều 4 Thông tư 16/2017/TT-BYT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh như sau:

1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự báo tình hình dịch, bệnh; đáp ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện y tế công cộng; quản lý, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.

2. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh không lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tâm thần và các bệnh không lây nhiễm khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nghề nghiệp; sức khỏe trường học, bệnh, tật học đường; tác động của các yếu tố nguy cơ và tình trạng tiền bệnh; tầm soát, sàng lọc, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.

3. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chống rối loạn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng; dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng cộng đồng; phối hợp thực hiện các hoạt động nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam.

4. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chống các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, môi trường điều kiện vệ sinh trường học; chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt; vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; tham gia các hoạt động phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích; phối hợp hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.

5. Thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế; thu thập thông tin, giám sát, kiểm tra, xử lý y tế và cấp chứng nhận cho các đối tượng kiểm dịch y tế; sử dụng con dấu tiếng Anh về kiểm dịch y tế trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản; chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ em; sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá thai an toàn theo phạm vi chuyên môn kỹ thuật được phê duyệt; phòng, chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục.

7. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát quản lý sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe người lao động; thực hiện các hoạt động quản lý sức khỏe hộ gia đình theo phân công, phân cấp.

8. Phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tham gia thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.

9. Thực hiện khám sàng lọc, phát hiện bệnh và điều trị dự phòng theo quy định; tư vấn dự phòng điều trị bệnh; dự phòng, điều trị vô sinh; điều trị nghiện theo quy định của pháp luật; sơ cứu, cấp cứu, chuyển tuyến và thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật chuyên môn; khám sức khỏe định kỳ, cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật; ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế phù hợp với lĩnh vực chuyên môn theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học phòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khỏe, truyền thông vận động và nâng cao sức khỏe nhân dân; xây dựng tài liệu truyền thông; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác y tế.

12. Thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng, cung ứng, bảo quản, cấp phát và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động chuyên môn; hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và theo quy định của pháp luật.

13. Là đơn vị thường trực của Sở Y tế về đáp ứng tình trạng khẩn cấp với dịch, bệnh, các sự kiện y tế công cộng, phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy mại dâm; triển khai thực hiện các dự án, chương trình trong nước và hợp tác quốc tế liên quan đến y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.

14. Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp luật.

15. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế.

16. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

17. Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao và theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì hiện nay có 18 nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng có tối đa bao nhiêu Phó giám đốc? Trung tâm có chức năng gì?
Pháp luật
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng là gì? Người đứng đầu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng là ai?
Pháp luật
Trong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có bao nhiêu phòng chức năng? Và có các Khoa chuyên môn nào?
Pháp luật
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có vị trí pháp lý thế nào? Có bao nhiêu giám đốc và phó giám đốc?
Pháp luật
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp từ cơ quan nào? Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có chức năng và nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có được phép tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm không?
Pháp luật
Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thì bộ phận nào thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới?
Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh do cơ quan nào quy định? Và căn cứ vào đâu để quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
1,167 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: