Trung tâm hòa giải thương mại có tư cách pháp nhân không? Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt theo quy tắc nào?
Trung tâm hòa giải thương mại có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về Trung tâm hòa giải thương mại như sau:
Trung tâm hòa giải thương mại
1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định này, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Trung tâm hòa giải thương mại được lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.
Theo đó, Trung tâm hòa giải thương mại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Và cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.
Trung tâm hòa giải thương mại (Hình từ Internet)
Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt theo quy tắc nào?
Theo Điều 20 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tên của Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại như sau:
Tên của Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại
1. Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại”, không trùng lặp, không gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hòa giải thương mại khác đã được cấp Giấy phép thành lập; không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trung tâm hòa giải thương mại có thể dùng tên viết tắt, tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài.
2. Tên của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “chi nhánh” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại.
3. Tên của văn phòng đại diện Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “văn phòng đại diện” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại.
Theo quy định trên, tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại”, không trùng lặp, không gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hòa giải thương mại khác đã được cấp Giấy phép thành lập.
Đồng thời tên của Trung tâm hòa giải thương mại không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại như sau:
Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở. Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập Trung tâm;
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Trung tâm.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại cho Bộ Tư pháp.
4. Trung tâm hòa giải thương mại được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trung tâm hòa giải thương mại được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại;
c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại.
Như vậy, hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại gồm những giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành.
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập Trung tâm.
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Trung tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?