Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập muốn hoạt động giáo dục phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thế nào?
- Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập muốn hoạt động giáo dục phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thế nào?
- Thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục thực hiện theo trình tự thế nào?
- Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập có được tổ chức lại hay không?
Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập muốn hoạt động giáo dục phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thế nào?
Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập (Hình từ Internet)
Tại Điều 62 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện hoạt động giáo dục của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Điều kiện để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục
1. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:
a) Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
b) Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm;
c) Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú;
d) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;
đ) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.
2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
3. Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
Theo đó về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật mà trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập phải có là:
- Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm;
- Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú;
- Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;
- Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.
Thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục thực hiện theo trình tự thế nào?
Căn cứ theo Điều 63 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) quy định về thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục thực hiện như sau:
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục.
- Về trình tự thực hiện:
Bước 1: Trung tâm gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cho phép hoạt động giáo dục, trong đó nêu rõ điều kiện đáp ứng hoạt động tương ứng với các nhiệm vụ;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm.
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động và quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục.
Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập có được tổ chức lại hay không?
Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) có nêu như sau:
Tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
1. Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập được tổ chức lại, cho phép tổ chức lại khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.
3. Hồ sơ gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc tổ chức lại trung tâm;
b) Phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
c) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có);
d) Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trung tâm và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại, giải thể của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập và thời hạn xử lý.
4. Trình tự tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập thực hiện như đối với việc thành lập trung tâm theo quy định tại Điều 61 của Nghị định này.
Theo đó trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập được tổ chức lại, cho phép tổ chức lại khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?
- Tổng hợp mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ mới nhất là? Cam kết không sử dụng pháo nổ là gì?
- Thửa đất được giao để quản lý mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu có bị xử phạt không?
- Mẫu Sổ nhật ký an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình mới nhất? Tải mẫu này ở đâu?
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?