Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng có tư cách pháp nhân không? Trình tự thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh ra sao?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng có tư cách pháp nhân không?
- Tên của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng được ghi trong quyết định thành lập gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng được quy định ra sao?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH quy định vị trí chức năng trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng như sau:
Vị trí, chức năng của trung tâm
Là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân và tài khoản, con dấu riêng; có chức năng giáo dục quốc phòng và an ninh, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân và tài khoản, con dấu riêng.
Đồng thời, có chức năng giáo dục quốc phòng và an ninh, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng (Hình từ Internet)
Tên của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng được ghi trong quyết định thành lập gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc đặt tên, đổi tên trung tâm
1. Tên của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh được ghi trong quyết định thành lập gồm các thành phần: Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cộng với tên trường.
2. Cấp quyết định thành lập trung tâm thì có thẩm quyền quyết định đổi tên trung tâm. Nhà trường quân đội, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có trung tâm gửi tờ trình về việc đổi tên trung tâm đến cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, tên của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng được ghi trong quyết định thành lập gồm các thành phần: Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cộng với tên trường.
Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
1. Hồ sơ thành lập
a) Tờ trình thành lập trung tâm;
b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung chính sau: Tên trung tâm; địa điểm đặt trung tâm; sự cần thiết và cơ sở pháp lý về việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm; quy chế và các điều kiện cần thiết để trung tâm hoạt động.
2. Trình tự, thủ tục thành lập
a) Nhà trường quân đội, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học đề nghị thành lập trung tâm, lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi 02 bộ hồ sơ tới cơ quan chức năng thẩm định.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm, cơ quan chủ trì thẩm định hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập trung tâm. Trường hợp chưa đủ điều kiện thành lập trung tâm, cấp có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng được quy định như trên.
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm
1. Phối hợp với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch liên kết, kế hoạch thực hiện môn học GDQPAN, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (viết tắt là BDKTQPAN).
2. Ban hành nội quy, quy chế hoạt động của trung tâm.
3. Tổ chức quản lý, học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung tại trung tâm theo nếp sống quân sự cho sinh viên, đối tượng BDKTQPAN.
4. Tổ chức nghiên cứu khoa học, tham gia biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu về GDQPAN.
5. Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức hội thi, hội thao GDQPAN.
6. Bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên, báo cáo viên, nhân viên, sinh viên, đối tượng BDKTQPAN và người lao động của trung tâm.
7. Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, đối tượng BDKTQPAN với đơn vị liên kết, và tổ chức liên quan; cấp chứng chỉ GDQPAN cho sinh viên, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQPAN cho đối tượng bồi dưỡng tại trung tâm.
8. Thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng có nhiệm vụ quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ theo Quyết định 1301/QĐ-CTN?
- Người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi nào theo quy định?
- Mức tiền thưởng theo Nghị định 73 không nhất thiết phải gắn với hệ số lương của cán bộ công chức viên chức?
- Suất vốn đầu tư xây dựng chưa bao gồm những chi phí nào? 04 bước xác định suất vốn đầu tư xây dựng?
- Dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện là gì? Các loại hình dịch vụ phụ trợ cho vận hành hệ thống điện trong thị trường điện?