Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Có cơ cấu tổ chức hoạt động theo chế độ nào?

Cho hỏi trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Bên cạnh đó thì trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có cơ cấu tổ chức hoạt động theo chế độ nào? Cảm ơn! Câu hỏi của bạn Long đến từ Bình Dương.

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm
1. Phối hợp với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch liên kết, kế hoạch thực hiện môn học GDQPAN, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (viết tắt là BDKTQPAN).
2. Ban hành nội quy, quy chế hoạt động của trung tâm.
3. Tổ chức quản lý, học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung tại trung tâm theo nếp sống quân sự cho sinh viên, đối tượng BDKTQPAN.
4. Tổ chức nghiên cứu khoa học, tham gia biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu về GDQPAN.
5. Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức hội thi, hội thao GDQPAN.
6. Bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên, báo cáo viên, nhân viên, sinh viên, đối tượng BDKTQPAN và người lao động của trung tâm.
7. Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, đối tượng BDKTQPAN với đơn vị liên kết, và tổ chức liên quan; cấp chứng chỉ GDQPAN cho sinh viên, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQPAN cho đối tượng bồi dưỡng tại trung tâm.
8. Thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên đã nêu.

Giáo dục quốc phòng và an ninh

Giáo dục quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có cơ cấu tổ chức hoạt động theo chế độ nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH như sau:

Tổ chức hoạt động của trung tâm
1. Cơ cấu tổ chức của trung tâm thuộc nhà trường quân đội (hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm), gồm:
a) Ban giám đốc: Giám đốc và các phó giám đốc;
b) Các cơ quan của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ bảo đảm cho hoạt động của trung tâm;
c) Tổ chức đơn vị quản lý sinh viên, đối tượng BDKTQPAN:
- Đại đội không quá 120 người, tổ chức thành các trung đội;
- Trung đội không quá 40 người, tổ chức thành các tiểu đội;
- Tiểu đội không quá 12 người;
- Đại đội trưởng do cán bộ, giảng viên, giáo viên trong biên chế của nhà trường kiêm nhiệm; phó đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng do giám đốc trung tâm quyết định.
d) Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể.
2. Trung tâm thuộc trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học
a) Ban giám đốc
- Trung tâm thuộc đại học quốc gia gồm giám đốc và các phó giám đốc; giám đốc trung tâm do phó giám đốc đại học quốc gia kiêm nhiệm; phó giám đốc trung tâm do giám đốc đại học quốc gia quyết định; phó giám đốc đào tạo trung tâm do sĩ quan quân đội biệt phái đảm nhiệm.
- Trung tâm thuộc đại học vùng, trường đại học, trường cao đẳng gồm giám đốc và các phó giám đốc; giám đốc trung tâm do giám đốc đại học vùng hoặc hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng kiêm nhiệm; phó giám đốc trung tâm do giám đốc đại học vùng hoặc hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định; phó giám đốc đào tạo trung tâm do sĩ quan quân đội biệt phái đảm nhiệm.
b) Cơ quan
- Trung tâm có quy mô từ 15.000 sinh viên/năm trở lên: Tổ chức Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Hội đồng Thi đua, Khen thưởng; các phòng (ban): Đào tạo quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng; Hành chính, Tổ chức; Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật; Thanh tra, Pháp chế và các khoa chính trị, quân sự.
- Trung tâm có quy mô dưới 15.000 sinh viên/năm: Tổ chức Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Hội đồng Thi đua, Khen thưởng; các phòng (ban) Đào tạo; quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng; Hành chính, Tổ chức; Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật và các khoa chính trị, quân sự.
- Các cơ quan quy định tại Điểm này do giám đốc trung tâm quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
c) Tổ chức đơn vị, cán bộ quản lý sinh viên, đối tượng BDKTQPAN
- Đại đội không quá 120 người, tổ chức thành các trung đội;
- Trung đội không quá 40 người, tổ chức thành các tiểu đội;
- Tiểu đội không quá 12 người;
- Đại đội trưởng là cán bộ, giảng viên trong biên chế của trung tâm kiêm nhiệm; phó đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng do giám đốc trung tâm quyết định.
d) Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể.

Như vậy, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có cơ cấu tổ chức hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh phải đặt tên theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH như sau:

Nguyên tắc đặt tên, đổi tên trung tâm
1. Tên của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh được ghi trong quyết định thành lập gồm các thành phần: Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cộng với tên trường.
2. Cấp quyết định thành lập trung tâm thì có thẩm quyền quyết định đổi tên trung tâm. Nhà trường quân đội, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có trung tâm gửi tờ trình về việc đổi tên trung tâm đến cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo đó, tên của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh được ghi trong quyết định thành lập gồm các thành phần: Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cộng với tên trường.

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sinh viên học tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của trường cao đẳng có tư cách pháp nhân không? Trình tự thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh ra sao?
Pháp luật
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của cơ sở giáo dục đại học là đơn vị sự nghiệp công lập hay tư thục?
Pháp luật
Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh được hiểu như thế nào? Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thì phòng kỹ thuật sẽ thực hiện những công việc gì? Khoa bộ môn có nhiệm vụ ra sao?
Pháp luật
Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Đại học Quốc gia hiện nay do ai kiêm nhiệm?
Pháp luật
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc trường đại học phải đặt tên theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Điều kiện để thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc trường đại học như thế nào?
Pháp luật
Phó Giám đốc đào tạo Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Đại học Quốc gia do ai đảm nhiệm?
Pháp luật
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Có cơ cấu tổ chức hoạt động theo chế độ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
3,574 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào