Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hay không?
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hay không?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
"Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ."
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục 2019 có quy định về một số trường hợp khác cũng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
"Điều 65. Cơ sở giáo dục khác
1. Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;
b) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
c) Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ."
Theo đó thì trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là một trong những cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào sẽ tổ chức trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên?
Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV quy định có 3 trường hợp tổ chức trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông qua hình thức sáp nhập như sau:
- Trường hợp 1: Tại cấp huyện có ba trung tâm công lập thì sáp nhập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có đủ ba chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
- Trường hợp 2: Tại cấp huyện có 2 trung tâm công lập thì sáp nhập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và bổ sung chức năng còn thiếu để có đủ chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
- Trường hợp 3: Tại cấp huyện có một trung tâm công lập thì đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để thực hiện chức năng theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
Và theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thì các trung tâm công lập cấp huyện, gồm: Trung tâm dạy nghề; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sẽ do cơ quan nào quản lý?
Về nội dung này phải dựa theo quy định về phân cấp quản lý tại Điều 7 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV như sau:
"Điều 7. Phân cấp quản lý
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn về chuyên môn đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo thẩm quyền."
Theo đó cơ quan quản lý trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sẽ là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bên cạnh đó cũng có quyết định về thẩm quyền cho sáp nhập các trung tâm thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV như sau:
"Điều 10. Thẩm quyền quyết định sáp nhập
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định sáp nhập các trung tâm quy định tại khoản 1, Điều 2 của Thông tư liên tịch này theo quy định của pháp luật."
Như vậy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định sáp nhập các trung tâm công lập cấp huyện thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?