Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có chức năng gì? Trung tâm đột quỵ này có những nhiệm vụ nào?
Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có chức năng gì?
Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có chức năng được quy định tại Điều 15 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Chức năng
Trung tâm đột quỵ là đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện chức năng như của khoa đột quỵ và điều trị ngoại khoa cho người bệnh đột quỵ.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh là đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện chức năng như của khoa đột quỵ và điều trị ngoại khoa cho người bệnh đột quỵ.
Trung tâm đột quỵ (Hình từ Internet)
Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những nhiệm vụ nào?
Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 16 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ
1. Thực hiện các nhiệm vụ của khoa đột quỵ được quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
2. Thực hiện kỹ thuật can thiệp mạch.
3. Thực hiện phẫu thuật thần kinh
4. Thực hiện kỹ thuật vật lý trị liệu - phục hồi chức năng.
Theo đó tại Điều 12 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ của khoa đột quỵ
1. Thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Điều trị nội khoa tích cực, toàn diện cho người bệnh đột quỵ.
3. Thực hiện hoặc phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện can thiệp mạch cho người bệnh đột quỵ.
Đồng thời Điều 8 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ
1. Thực hiện các nhiệm vụ của đội đột quỵ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị cho người bệnh đột quỵ, bao gồm:
a) Cấp cứu, chăm sóc người bệnh đột quỵ.
b) Chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ: Phối hợp với khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa liên quan để chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ.
c) Điều trị nội khoa tích cực: Phối hợp với các khoa liên quan trong điều trị tích cực cho người bệnh đột quỵ.
d) Sử dụng thuốc tiêu huyết khối: phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện điều trị thuốc tiêu huyết khối nếu có chỉ định.
đ) Can thiệp mạch: Phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện can thiệp mạch cấp cứu nếu có chỉ định.
e) Phẫu thuật: Phối hợp với các bác sỹ phẫu thuật thần kinh và các chuyên gia liên quan hội chẩn và xử trí cho người bệnh nếu có chỉ định phẫu thuật thần kinh.
g) Phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ: Phối hợp với khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng.
3. Vận chuyển người bệnh đột quỵ: Khi vượt quá khả năng chuyên môn, đơn vị đột quỵ thông báo và tham gia vận chuyển người bệnh về khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ gần nhất.
4. Dự phòng tái phát đột quỵ.
5. Xây dựng, cập nhật hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về đột quỵ.
6. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong cơ sở khám, chữa bệnh, mạng lưới khám, chữa bệnh đột quỵ trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị đột quỵ.
7. Truyền thông, giáo dục sức khỏe và tư vấn về phòng, chống đột quỵ.
Theo đó, Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những nhiệm vụ được quy định như trên.
Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh gồm những đơn vị chuyên môn nào?
Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh gồm những đơn vị chuyên môn được quy định tại Điều 17 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đột quỵ
1. Trung tâm đột quỵ được tổ chức bao gồm các đơn vị chuyên môn như quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này và các đơn vị sau đây:
a) Phẫu thuật - gây mê hồi sức;
b) Can thiệp mạch;
c) Phòng tập luyện trong khoa phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ.
2. Các đơn vị khác của Trung tâm đột quỵ do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.
Theo đó tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ
1. Đơn vị đột quỵ là đơn vị thuộc khoa nội thần kinh, hoặc khoa cấp cứu, hoặc khoa hồi sức tích cực, hoặc khoa tim mạch của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Các bộ phận chuyên môn:
a) Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;
b) Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;
c) Điều trị đột quỵ bán cấp;
d) Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;
đ) Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);
e) Tư vấn;
g) Tổ đột quỵ.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ quy định tại Khoản 2 Điều này và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chuyên môn của đơn vị đột quỵ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh gồm những đơn vị chuyên môn sau:
- Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;
- Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;
- Điều trị đột quỵ bán cấp;
- Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;
- Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);
- Tư vấn;
- Tổ đột quỵ.
- Phẫu thuật - gây mê hồi sức;
- Can thiệp mạch;
- Phòng tập luyện trong khoa phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ.
- Các đơn vị khác của Trung tâm đột quỵ do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?