Trung sĩ là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay?
Trung sĩ là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay?
Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BQP như sau:
Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.
2. Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có hai bậc quân hàm: Binh nhất, Binh nhì.
Bên cạnh đó, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BQP như sau:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Phó Trung đội trưởng và tương đương: Thượng sĩ.
2. Tiểu đội trưởng và tương đương: Trung sĩ.
3. Phó Tiểu đội trưởng và tương đương: Hạ sĩ.
4. Chiến sĩ: Binh nhất.
Theo quy định nêu trên thì Trung sĩ là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ Tiểu đội trưởng và tương đương trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Trung sĩ là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Trung sĩ đối với hạ sĩ quan tại ngũ?
Thẩm quyền quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Trung sĩ đối với hạ sĩ quan tại ngũ được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BQP như sau:
Thẩm quyền phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Phong cấp bậc Binh nhì
a) Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định phong cấp bậc Binh nhì đối với quân nhân thuộc quyền;
b) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) quyết định phong quân hàm Binh nhì đối với công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
2. Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
a) Tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng cấp bậc Binh nhất đối với binh sĩ thuộc quyền;
b) Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền;
c) Sư đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.
3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ vi phạm kỷ luật, nếu không còn đủ tư cách quân nhân, thì kỷ luật tước danh hiệu quân nhân theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
4. Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
b) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
Theo quy định nêu trên thì Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương có thẩm quyền quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Trung sĩ đối với hạ sĩ quan tại ngũ.
Nguyên tắc thăng, giáng cấp bậc quân hàm Trung sĩ đối với hạ sĩ quan tại ngũ thế nào?
Nguyên tắc thăng, giáng cấp bậc quân hàm Trung sĩ đối với hạ sĩ quan tại ngũ được quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BQP như sau:
Nguyên tắc thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Cấp có thẩm quyền quyết định thăng cấp bậc quân hàm, bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền giáng cấp bậc quân hàm; giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đến cấp bậc, chức vụ đó.
2. Mỗi lần thăng hoặc giáng cấp bậc quân hàm chỉ cao hơn hoặc thấp hơn một bậc; trường hợp đặc biệt được thăng hoặc giáng nhiều bậc quân hàm, nhưng không vượt quá thẩm quyền quy định tại Thông tư này.
Theo đó, việc thăng, giáng cấp bậc quân hàm Trung sĩ đối với hạ sĩ quan tại ngũ cần đảm bảo nguyên tắc sau:
- Cấp có thẩm quyền quyết định thăng cấp bậc quân hàm, bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền giáng cấp bậc quân hàm; giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đến cấp bậc, chức vụ đó.
- Mỗi lần thăng hoặc giáng cấp bậc quân hàm chỉ cao hơn hoặc thấp hơn một bậc; trường hợp đặc biệt được thăng hoặc giáng nhiều bậc quân hàm, nhưng không vượt quá thẩm quyền quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?