Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được hiểu như thế nào? Giám sát bệnh truyền nhiễm có bao gồm hoạt động giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm không?
- Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được hiểu như thế nào?
- Giám sát bệnh truyền nhiễm có bao gồm hoạt động giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm không?
- Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung gì?
- Người tham gia chống dịch bệnh truyền nhiễm và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện biện pháp gì trong thời gian có dịch?
Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
Theo đó, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
Giám sát bệnh truyền nhiễm có bao gồm hoạt động giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm.
2. Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
3. Giám sát trung gian truyền bệnh.
Theo đó, giám sát bệnh truyền nhiễm có bao gồm hoạt động giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.
Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)
Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nội dung giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm bao gồm thông tin về địa điểm, thời gian, các trường hợp mắc bệnh, tử vong; tình trạng bệnh; tình trạng miễn dịch; đặc điểm chủ yếu về dân số và các thông tin cần thiết khác.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm ở người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát.
2. Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm bao gồm các thông tin liên quan về chủng loại, đặc tính sinh học và phương thức lây truyền từ nguồn truyền nhiễm.
3. Giám sát trung gian truyền bệnh bao gồm các thông tin liên quan đến số lượng, mật độ, thành phần và mức độ nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm của trung gian truyền bệnh.
Như vậy, giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm bao gồm các thông tin liên quan đến số lượng, mật độ, thành phần và mức độ nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm của trung gian truyền bệnh.
Người tham gia chống dịch bệnh truyền nhiễm và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện biện pháp gì trong thời gian có dịch?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 và Điều 52 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Điều 51. Các biện pháp bảo vệ cá nhân
1. Người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ cá nhân sau đây:
a) Trang bị bảo vệ cá nhân;
b) Sử dụng thuốc phòng bệnh;
c) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng bệnh;
d) Sử dụng hoá chất diệt khuẩn, hoá chất phòng trung gian truyền bệnh.
2. Nhà nước bảo đảm cho người tham gia chống dịch thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 52. Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:
a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ cá nhân sau đây:
- Trang bị bảo vệ cá nhân;
- Sử dụng thuốc phòng bệnh;
- Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng bệnh;
- Sử dụng hoá chất diệt khuẩn, hoá chất phòng trung gian truyền bệnh.
Ngoài ra, Nhà nước bảo đảm cho người tham gia chống dịch thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:
+ Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
+ Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
- Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?