Trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt như thế nào?
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là gì?
Theo Điều 276 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định tài sản chìm đắm như sau:
- Tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trong vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.
- Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là tài sản chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, đe dọa tính mạng và sức khỏe con người, ảnh hưởng tới tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm là bao lâu?
Tại Điều 278 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
Trừ trường hợp quy định tại Điều 279 của Bộ luật này, thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này về việc trục vớt và dự kiến thời hạn kết thúc trục vớt.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trên, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này quyết định thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt hoặc quy định cụ thể thời hạn chủ sở hữu tài sản phải kết thúc hoạt động trục vớt.
Trong đó, Điều 284 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm như sau:
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm là di sản văn hóa.
- Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự.
- Bộ Công an chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm không thuộc tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Tài sản chìm đắm
Trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 54 Nghị định 142/2017/NĐ-CP thì vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển, cụ thể:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, thông báo, báo cáo hoặc cung cấp thông tin, thông báo, báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm đắm tại cảng biển.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc không trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm đúng thời hạn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;
b) Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm quá thời gian quy định;
c) Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
d) Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được theo quy định;
đ) Không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định;
e) Trục vớt tài sản chìm đắm mà không thực hiện đầy đủ phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm cấp độ 1 theo quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm cấp độ 2 theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hoạt động thăm dò, trục vớt tài sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả chi phí trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại điểm đ khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này."
Như vậy, trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 54 Nghị định 142/2017/NĐ-CP mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Tuy nhiên đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ có mức phạt gấp đôi (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP). Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để trục vớt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?