Trụ sở tiếp công dân ở trung ương có được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh? Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị về những gì?
- Trụ sở tiếp công dân ở trung ương được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh không?
- Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh về những gì tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương?
- Người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương có trách nhiệm gì trong việc tiếp công dân?
Trụ sở tiếp công dân ở trung ương được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật Tiếp công dân 2013 quy định như sau:
Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương
1. Trụ sở tiếp công dân ở trung ương được đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan trung ương của Đảng, Chủ tịch nước, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ.
...
Theo đó, Trụ sở tiếp công dân ở trung ương được đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan trung ương của Đảng, Chủ tịch nước, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ.
Như vậy, Trụ sở tiếp công dân ở trung ương có đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở tiếp công dân ở trung ương có ở Thành phố Hồ Chí Minh không? Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị về những gì? (Hình từ Internet)
Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh về những gì tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Luật Tiếp công dân 2013 quy định như sau:
Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương
...
4. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đại diện Văn phòng Trung ương Đảng tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về công tác xây dựng Đảng và những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của các ban đảng trung ương, trừ các nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về những vấn đề liên quan đến kỷ luật Đảng, phẩm chất cán bộ, đảng viên, về sinh hoạt trong nội bộ tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
c) Đại diện Ban Nội chính Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nội chính các cấp; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng;
d) Đại diện Ban dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gửi đến Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;
đ) Đại diện Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước;
e) Đại diện Văn phòng Chính phủ tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến chủ trương, chính sách, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến trách nhiệm của nhiều bộ, nhiều ngành;
g) Ban tiếp công dân trung ương tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
...
Như vậy, theo quy định trên, đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh về:
- Các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp;
- Tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về những vấn đề liên quan đến kỷ luật Đảng, phẩm chất cán bộ, đảng viên, về sinh hoạt trong nội bộ tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương có trách nhiệm gì trong việc tiếp công dân?
Trách nhiệm của người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương được quy định tại Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013 như sau:
(1) Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
(2) Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
(3) Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
(4) Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
(5) Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
(6) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?