Trụ sở chính của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra là ở đâu? Số người làm việc tại Viện do ai quyết định?
Trụ sở chính của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra là ở đâu?
Trụ sở chính của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra được quy định tại Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra kèm theo Quyết định 440/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Vị trí, chức năng
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chính sách; nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động khoa học của Thanh tra Chính phủ trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Trụ sở chính của Viện đặt tại thành phố Hà Nội.
Viện có tên giao dịch quốc tế là: Inspectorate Strategy and Science Institute (viết tắt là ISSI).
Theo quy định trên, trụ sở chính của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra là ở thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra là gì?
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra kèm theo Quyết định 440/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chính sách
a) Tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động của chính sách, pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
b) Dự báo chiến lược về xu hướng, diễn biến trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Thanh tra;
c) Xây dựng chiến lược, chính sách của ngành Thanh tra theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ;
d) Tham gia hoặc chủ trì xây dựng các văn bản pháp luật của ngành Thanh tra.
2. Nghiên cứu và phối hợp nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực khác có liên quan.
3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
a) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn và hằng năm trình Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Tham mưu cho Tổng Thanh tra Chính phủ trong việc tổ chức lựa chọn thực hiện đề tài khoa học và phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học hằng năm;
c) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các đề tài khoa học theo Quy chế quản lý đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ;
d) Hướng dẫn, phối hợp với thanh tra các bộ, ngành, địa phương trong nghiên cứu khoa học về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực khác có liên quan;
đ) Tham mưu cho Tổng Thanh tra Chính phủ về việc tổ chức Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng Khoa học;
e) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác nghiên cứu khoa học.
4. Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong toàn ngành Thanh tra; định kỳ hàng năm báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ về nội dung và kết quả ứng dụng;
5. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, thông tin - tư liệu khoa học thanh tra; chủ trì tổ chức và quản lý thư viện của Thanh tra Chính phủ; biên soạn và phát hành theo quy định của pháp luật các ấn phẩm về các lĩnh vực công tác của ngành Thanh tra;
6. Cung cấp các dịch vụ khoa học, dịch vụ tư vấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
7. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra;
8. Liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
9. Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra Chính phủ;
10. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Hình từ Internet)
Số người làm việc tại Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra do ai quyết định?
Người quyết định số người làm việc tại Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra kèm theo Quyết định 440/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức của Viện gồm:
a) Lãnh đạo Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.
b) Các phòng chức năng của Viện gồm:
- Phòng Hành chính - Tổ chức;
- Phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển;
- Phòng Quản lý khoa học và Thông tin - Thư viện.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng do Viện trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ) tại Viện do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định.
Như vậy, số người làm việc tại Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?