Trong vụ án trộm cắp tài sản là xe máy người em mượn của người chị, giấy tờ mang tên chị, thì ai được xác định là bị hại?
Trong vụ án trộm cắp tài sản là xe máy người em mượn của người chị, giấy tờ mang tên chị, thì ai được xác định là bị hại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Và theo quy định tại Điều 496 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
Như vậy, việc người em mượn xe máy của chị và được chị đồng ý được xác định như một hợp đồng dân sự, hình thức bằng miệng, trong đó người em được người chị chuyển giao quyền quản lý và sử dụng.
Khi người em làm mất tài sản thì người em có trách nhiệm phải bồi hoàn lại tài sản cho người chị. Vì vậy việc chiếc xe bị mất làm thiệt hại trực tiếp đến người em và có thể xem như người chị không bị thiệt hại đối với tài sản (vì chiếc xe bị mất sẽ được người em bồi hoàn lại cho người chị).
Từ những phân tích trên và căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Như vậy, khi người em mượn xe của người chị và bị trộm lấy mất thì người em, người phải "trực tiếp bị thiệt hại về tài sản" nên được xác định tư cách tham gia tố tụng là bị hại, còn người chị là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Trộm cắp tài sản (Hình từ Internet)
Vụ án trộm cắp tài sản nếu không có yêu cầu của bị hại thì không thể khởi tố vụ án đúng không?
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 như sau:
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
...
Theo đó, tội trộm cắp tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 không thuộc những tội phạm được quy định nêu trên.
Do đó, dù không có yêu cầu của bị hại thì vẫn có thể khởi tố vụ án trộm cắp tài sản này nếu như có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Người bị hại trong vụ án trộm cắp tài sản sẽ có những quyền gì?
Người bị hại (người em) trong vụ án trộm cắp tài sản sẽ có những quyền được quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 gồm:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?