Trong vụ án dân sự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thu thập tài liệu chứng cứ khi nào?
- Trong vụ án dân sự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thu thập tài liệu chứng cứ khi nào?
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có được bảo vệ nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự không?
- Trong vụ án dân sự trường hợp nào phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng?
Trong vụ án dân sự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thu thập tài liệu chứng cứ khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.
2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.
Như vậy, trong vụ án dân sự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp.
Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của pháp luật.
Trong vụ án dân sự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thu thập tài liệu chứng cứ khi nào? (Hình từ Internet)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có được bảo vệ nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;
d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
...
Như vậy, trong một vụ án dân sự thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau.
Trong vụ án dân sự trường hợp nào phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng?
Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong vụ án dân sự bao gồm:
Theo đó, người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
(1) Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
(2) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
(3) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc cho thuê mua nhà ở trong công trình xây dựng có sẵn cần phải tuân thủ quy định như thế nào?
- Mẫu Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động? Các bước chấm dứt HĐLĐ đúng luật khi tổ chức lại lao động?
- Các lỗi vi phạm bị tạm giữ xe ô tô 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thế nào?
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cần duy trì bao nhiêu Phòng chuyên môn theo Công văn 24?
- Nghị luận về đạo đức của giới trẻ hiện nay hay ý nghĩa? Viết đoạn văn nghị luận về đạo đức chọn lọc? Nhiệm vụ học sinh là gì?