Trong việc ứng phó với sóng thần, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cần làm gì? Nguyên tắc phối hợp trong ứng phó với sóng thần như thế nào?

Tôi có thắc mắc là Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải làm gì trong việc ứng phó với sóng thần? Ủy viên thuộc Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn? Câu hỏi của chị M.K ở Phú Yên.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải làm gì trong việc ứng phó với sóng thần?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:

Ứng phó với động đất, sóng thần
1. Khi nhận được tin báo động đất (rủi ro thiên tai từ cấp 1 trở lên), cảnh báo sóng thần, Tổng cục Khí tượng Thủy văn chỉ đạo Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn, Hệ thống dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các đơn vị trực thuộc tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ, tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ huy chỉ đạo các biện pháp ứng phó kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Văn phòng Bộ phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn bố trí phương tiện, phòng họp và thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra xử lý các tình huống thiên tai của Ban Chỉ huy; trình Lãnh đạo Bộ, Trưởng Ban ký ban hành các Công điện, văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống.
3. Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường có các biện pháp nhằm bảo đảm đường truyền, thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
4. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phối hợp với Viện Vật lý địa cầu và các đơn vị có liên quan để khoanh vùng, tăng cường dự báo khí tượng thủy văn cho khu vực xảy ra động đất, sóng thần phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.
5. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ công tác cảnh báo sóng thần; xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trên biển.
6. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản theo dõi, khoanh định, phân vùng các khu vực có nguy cơ cao, dễ xảy ra tai biến, trượt lở đất đá để có thông tin kịp thời phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn.
7. Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo dõi, cung cấp ảnh viễn thám phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
8. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường phối hợp với các đơn vị, địa phương theo dõi tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực có xảy ra động đất, sóng thần; xây dựng kế hoạch phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp trước mắt để khắc phục và xử lý ô nhiễm sau thiên tai.
9. Ngay sau khi xảy ra động đất, sóng thần, các đơn vị phải huy động mọi nguồn lực tại chỗ theo quy định để cứu người bị nạn, cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích; đồng thời tổng hợp thông tin và báo cáo khẩn cấp đến cấp có thẩm quyền để chỉ đạo các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại do động đất, sóng thần gây ra.
10. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do động đất, sóng thần gây ra.

Việc ứng phó với sóng thần được quy định cụ thể trên.

Như vậy, trong việc ứng phó với sóng thần, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do sóng thần gây ra.

ứng phó

Ứng phó với sóng thần (Hình từ Internet)

Nguyên tắc phối hợp trong ứng phó với sóng thần được quy định như thế nào?

Theo Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:

Nguyên tắc phối hợp
1. Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ.
2. Chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cho hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo từng lĩnh vực, đơn vị trong Bộ; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của đơn vị.
3. Chỉ đạo ứng phó các tình huống thiên tai phải bảo đảm nguyên tắc chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế tình huống thiên tai.

Theo đó, nguyên tắc phối hợp trong ứng phó với sóng thần được quy định cụ thể trên.

Ủy viên thuộc Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn?

Theo điểm n khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:

Trách nhiệm các Ủy viên Ban Chỉ huy
...
2. Nhiệm vụ cụ thể
a) Ủy viên thuộc Văn phòng Bộ
...
b) Ủy viên thuộc Vụ Kế hoạch - Tài chính
...
c) Ủy viên thuộc Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
...
n) Ủy viên thuộc Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam
Kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị; chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và các đơn vị có liên quan để xin chủ trương Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác phòng, chống, xử lý, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra.
...

Theo đó, ủy viên thuộc Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị;

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và các đơn vị có liên quan để xin chủ trương Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác phòng, chống, xử lý, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra.

Quỹ bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quỹ Bảo vệ môi trường TPHCM thông báo tuyển dụng 04 vị trí viên chức năm 2024 được quy định ra sao?
Pháp luật
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng? Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam?
Pháp luật
Quỹ bảo vệ môi trường gửi tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại ngân hàng nhà nước được không?
Pháp luật
Tiền nộp ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường và tiền hoàn trả ký quỹ được trả bằng đồng Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường của chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản được tính dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Công thức tính F - mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu?
Pháp luật
Tổ chức phải ký quỹ bảo vệ môi trường trước thời điểm nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Mức ký quỹ bảo vệ môi trường khi nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất là bao nhiêu?
Pháp luật
Quỹ Bảo vệ môi trường do ai thành lập? Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và Quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh là bao nhiêu?
Pháp luật
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì? Nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ bảo vệ môi trường
822 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào