Trong trường trung học cơ sở quy định về định mức số lượng người làm việc như thế nào? Số lượng nhân viên bảo vệ là bao nhiêu?
Xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong trường trung học cơ sở tuân theo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc như sau:
- Việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc cụ thể trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đó và hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
- Định mức số lượng giáo viên trên một lớp quy định tại Thông tư này là số giáo viên để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục khác có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Việc bố trí, sắp xếp giáo viên phải bảo đảm các trường có đủ giáo viên giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo và mỗi giáo viên dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định.
- Trường phổ thông có nhiều cấp học áp dụng về định mức số lượng người làm việc như sau:
+ Định mức số lượng người làm việc ở các vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành và các vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ được áp dụng theo cấp học cao nhất có trong nhà trường và được tính trên tổng số lớp của các cấp học
+ Định mức số lượng người làm việc ở vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp của giáo viên được tính theo định mức giáo viên trên lớp tương ứng với từng cấp học.
- Đối với các cơ sở giáo dục (không phải trường dành cho người khuyết tật) có lớp dành cho người khuyết tật thì định mức giáo viên thực hiện theo điểm b khoản 3 của Điều 6, Điều 7 và định mức nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thực hiện theo điểm a khoản 7 của Điều 6, Điều 7 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT
- Các vị trí việc làm quy định tại khoản 3 của Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc để bố trí theo hình thức tuyển dụng viên chức hoặc hợp đồng lao động hoặc thuê khoán công việc; một người có thể kiêm nhiệm nhiều việc.
- Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập có giáo viên được áp dụng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương (nếu còn thiếu) của trường để trả cho người trực tiếp dạy thay.
Trong trường trung học cơ sở quy định về định mức số lượng người làm việc như thế nào?
Trong trường trung học cơ sở quy định về định mức số lượng người làm việc như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT quy định về Danh mục khung vị trí việc làm trong trường trung học cơ sở:
Danh mục khung vị trí việc làm trong trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường dành cho người khuyết tật (sau đây gọi chung là trường phổ thông cấp trung học cơ sở)
1. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):
a) Hiệu trưởng;
b) Phó hiệu trưởng.
2. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.
3. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí):
a) Thư viện;
b) Thiết bị, thí nghiệm;
c) Công nghệ thông tin;
d) Kế toán;
đ) Thủ quỹ;
e) Văn thư;
g) Y tế;
h) Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
i) Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật).
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT quy định về định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở như sau:
Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở
1. Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng.
2. Phó hiệu trưởng
a) Trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 02 phó hiệu trưởng;
b) Trường trung học cơ sở có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng.
3. Giáo viên
a) Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí tối đa 1,90 giáo viên trên một lớp;
b) Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên trên một lớp;
c) Ngoài định mức trên, mỗi trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
4. Nhân viên: Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin
a) Trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo và trường phổ thông dân tộc nội trú huyện được bố trí tối đa 03 người;
b) Trường trung học cơ sở có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 02 người;
c) Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở tùy vào số lượng lớp học mà áp dụng theo quy định đối với trường trung học cơ sở tại khoản a, khoản b của Điều này;
d) Trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 01 người.
5. Nhân viên: Văn thư; kế toán; y tế và thủ quỹ
a) Trường trung học cơ sở và trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được bố trí 03 người;
b) Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 04 người;
c) Các trường phổ thông cấp trung học cơ sở có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 người.
6. Nhân viên giáo vụ: Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 02 người.
7. Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
a) Đối với trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở: Cứ 15 học sinh khuyết tật thì được bố trí tối đa 01 người;
b) Đối với các trường phổ thông cấp trung học cơ sở có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật thì có thể bố trí tối đa 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên thì có thể bố trí tối đa 02 người.
Quy định số lượng bảo vệ trong trường trung học cơ sở là bao nhiêu?
Về vấn đề chị nêu, tại Điều 10 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT quy định:
Lao động hợp đồng
1. Các trường được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ vệ sinh, bảo vệ. Trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nội trú thì có thể bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho học sinh.
2. Căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các trường xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Việc ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Theo quy định trên thì số lượng nhân viên bảo vệ tại trường trung học cơ sở sẽ do nhà trường tự quyết định căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế của nhà trường để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?