Trong trường hợp nào người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý?
- Trong trường hợp nào người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt người tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định không?
Trong trường hợp nào người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý?
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về các trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
Các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý
...
2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
b) Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
...
Theo đó, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 25 nêu trên.
Trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Người thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
b) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;
c) Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;
đ) Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
...
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo quy định trên, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt người tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định không?
Theo khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 500.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?
- Lịch nghỉ Tết của shipper Shopee 2025 chính thức? Lịch nghỉ Tết Shopee 2025? Shipper bao giờ nghỉ Tết 2025?
- Phụ lục Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT về mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?
- 11 Nội dung truyên truyền kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 theo Hướng dẫn 175?