Trong trường hợp Chánh Thanh tra vắng mặt, Phó Chánh Thanh tra VKSNDTC được giao quản lý điều hành đơn vị ra sao?
Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Phó Chánh Thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Phó Chánh Thanh tra được Chánh Thanh tra phân công phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một hoặc một số phòng trong đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Chánh Thanh tra, thay mặt Chánh Thanh tra khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về những quyết định của mình.
...
Theo quy định Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Chánh Thanh tra phân công phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một hoặc một số phòng trong đơn vị.
Ngoài ra, Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được sử dụng quyền hạn của Chánh Thanh tra, thay mặt Chánh Thanh tra khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về những quyết định của mình.
Trong trường hợp Chánh Thanh tra vắng mặt, Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao quản lý điều hành đơn vị ra sao?
Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
...
2. Trong trường hợp Chánh Thanh tra vắng mặt, Phó Chánh Thanh tra được giao quản lý điều hành đơn vị ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo phạm vi được phân công, còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Được Chánh Thanh tra ủy quyền thay mặt Chánh Thanh tra, chỉ đạo giải quyết các công việc chung của đơn vị và ký văn bản thay Chánh Thanh tra;
b) Được Chánh Thanh tra ủy quyền chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các Phó Chánh Thanh tra và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của đơn vị;
c) Giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Chánh Thanh tra khác khi Phó Chánh Thanh tra đó vắng mặt theo ủy quyền của Chánh Thanh tra;
d) Báo cáo với Chánh Thanh tra kết quả giải quyết công việc trong thời gian được giao nhiệm vụ quản lý đơn vị.
3. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chánh Thanh tra phân công.
Theo đó, trong trường hợp Chánh Thanh tra vắng mặt, Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao quản lý điều hành đơn vị ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo phạm vi được phân công, còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Được Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền thay mặt Chánh Thanh tra, chỉ đạo giải quyết các công việc chung của đơn vị và ký văn bản thay Chánh Thanh tra;
- Được Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các Phó Chánh Thanh tra và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của đơn vị;
- Giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Chánh Thanh tra khác khi Phó Chánh Thanh tra đó vắng mặt theo ủy quyền của Chánh Thanh tra;
- Báo cáo với Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao kết quả giải quyết công việc trong thời gian được giao nhiệm vụ quản lý đơn vị.
Trong trường hợp Chánh Thanh tra vắng mặt, Phó Chánh Thanh tra VKSNDTC được giao quản lý điều hành đơn vị ra sao? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Chánh Thanh tra là thủ trưởng đơn vị Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của đơn vị.
2. Chánh Thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện những việc sau:
a) Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra trong phạm vi toàn Viện kiểm sát nhân dân; chủ trì xử lý việc chồng chéo giữa công tác thanh tra và kiểm tra trong Viện kiểm sát nhân dân;
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Tổ chức quán triệt, thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về phòng, chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân;
d) Đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định, quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý của Viện kiểm sát nhân dân;
đ) Trưng dụng công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh tra;
e) Yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới thay đổi người đứng đầu đơn vị Thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp đó trong trường hợp người đó không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ theo quy định;
g) Yêu cầu thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kiểm tra và báo cáo kết quả xử lý đối với những thông tin phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Viện kiểm sát nhân dân thuộc trách nhiệm quản lý của cấp mình;
h) Yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý vi phạm của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý được phát hiện qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ và phòng, chống tham nhũng;
i) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
...
Theo quy định Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là thủ trưởng đơn vị Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?
- Chuyên gia thực hiện hoạt động chuyên môn kỹ thuật hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được hưởng chế độ gì?
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?