Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thì có thể điều chỉnh mục tiêu nhiệm vụ hay không?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khi triển khai phải đảm bảo nguyên tắc như thế nào?
- Khi triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo những mục tiêu cụ thể nào trong giai đoạn 2021-2025?
- Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thì có thể điều chỉnh mục tiêu nhiệm vụ hay không?
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khi triển khai phải đảm bảo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN về nguyên tắc quản lý Chương trình như sau:
Nguyên tắc quản lý Chương trình
1. Thực hiện theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
2. Quản lý Chương trình bảo đảm công khai, minh bạch. Các nhiệm vụ thuộc Chương trình triển khai theo đúng mục tiêu, nội dung, có hiệu quả thiết thực, bảo đảm phù hợp với mục tiêu chung của Chương trình.
3. Sử dụng kinh phí của Chương trình đúng mục đích, có hiệu quả, không lãng phí, tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật.
Như vậy, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình phải triển khai theo đúng mục tiêu, nội dung, có hiệu quả thiết thực, bảo đảm phù hợp với mục tiêu chung của Chương trình.
Ngoài ra, phải thực hiện theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; Sử dụng kinh phí của Chương trình đúng mục đích, có hiệu quả, không lãng phí, tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Mục I Điều 1 Quyết định 1322/QĐ-TTg năm 2020 quy định về mục tiêu chung của chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây viết tắt là Chương trình) với nội dung như sau:
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là năng suất chất lượng) trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
...
Theo đó, khi triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Việc hỗ trợ phải được thực hiện dựa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thì có thể điều chỉnh mục tiêu nhiệm vụ hay không? (Hình từ Internet)
Khi triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo những mục tiêu cụ thể nào trong giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ khoản 2 Mục I Điều 1 Quyết định 1322/QĐ-TTg năm 2020 quy định về mục tiêu cụ thể của chương trình như sau:
Phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây viết tắt là Chương trình) với nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025:
- Tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 65%.
- Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 600 chuyên gia năng suất chất lượng tại các bộ, cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.
b) Giai đoạn 2026 - 2030:
- Tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 70 - 75%.
- Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 1.000 chuyên gia năng suất chất lượng, trong đó có khoảng 200 chuyên gia được chứng nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế.
c) Giai đoạn 2021 - 2030:
- Số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10 - 15%, trong đó, số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cấp cho doanh nghiệp tăng ít nhất 10% so với giai đoạn 2011-2020; có ít nhất 100 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.
- Tăng cường năng lực cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp đạt chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực.
...
Theo quy định trên, trong giai đoạn 2021-2025, khi triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu cụ thể sau:
- Tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 65%.
- Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 600 chuyên gia năng suất chất lượng tại các bộ, cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.
Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thì có thể điều chỉnh mục tiêu nhiệm vụ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định về các điều chỉnh khác đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như sau:
Các thay đổi, điều chỉnh khác
..
2. Các điều chỉnh khác thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14, 15, 17 và 18 Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN.
Dẫn chiếu Điều 13 Thông tư 04/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Điều chỉnh tên, mục tiêu, sản phẩm của nhiệm vụ
1. Đối với nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán đến sản phẩm cuối cùng: Không được phép điều chỉnh.
2. Đối với nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán một phần: Việc điều chỉnh được xem xét sau khi có ý kiến của hội đồng tư vấn theo Mẫu C-1-BBHĐTV tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này do Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ thành lập và ý kiến đồng thuận bằng văn bản của Cơ quan đề xuất đặt hàng nhiệm vụ.
Theo đó, việc điều chỉnh mục tiêu nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp được chia thành 02 trường hợp:
TH1: Nếu nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương thức khoán đến sản phẩm cuối cùng thì không được phép điều chỉnh mục tiêu.
TH2: Nếu nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện phương thức khoán một phần thì có thể thực hiện điều chỉnh mục tiêu của nhiệm vụ.
Việc điều chỉnh được xem xét sau khi có ý kiến của hội đồng tư vấn theo Mẫu C-1-BBHĐTV tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BKHCN TẢI VỀdo Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ thành lập và ý kiến đồng thuận bằng văn bản của Cơ quan đề xuất đặt hàng nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?