Trong rừng đặc dụng có được mở khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hay không? Nếu được thì hồ sơ, trình tự thực hiện thế nào?
Trong rừng đặc dụng có được mở khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hay không?
Tại Điều 53 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định nội dung này như sau:
"Điều 53. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Không được thực hiện hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Theo đó chủ rừng đặc dụng có thể mở khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Và đảm bảo không được thực hiện hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
Đồng thời chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trong rừng đặc dụng có được mở khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hay không? Nếu được thì hồ sơ, trình tự thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ về đề án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ gồm:
- Tờ trình của chủ rừng (bản chính)
- Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí gồm các nội dung chủ yếu:
+ Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
+ Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: vị trí, diện tích, hiện hạng, mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;
+ Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
+ Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;
+ Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
+ Các loại bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng.
Trình tự thực hiện việc thẩm định và phê duyệt đề án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng ra sao?
Trình tự thực hiện thủ tục này được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, hoặc Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng để hoàn thiện.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do cơ quan tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?