Trong quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thì Bộ Quốc phòng có những trách nhiệm gì?
- Trong quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thì Bộ Quốc phòng có những trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng khi thực hiện quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân là gì?
- Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân?
Trong quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thì Bộ Quốc phòng có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 58 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân như sau:
Quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân
Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thuộc phạm vi quản lý, bao gồm:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
2. Đề xuất, xây dựng, kiểm tra, thẩm định, ký kết, sao gửi, thực hiện, rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
4. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.
5. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, trong quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thì Bộ Quốc phòng có những trách nhiệm được quy định tại Điều 58 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm đề xuất, xây dựng, kiểm tra, thẩm định, ký kết, sao gửi, thực hiện, rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng khi thực hiện quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân là gì?
Căn cứ Điều 59 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về trách nhiệm của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng như sau:
Trách nhiệm của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng
Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân, bao gồm:
1. Tham mưu, đề xuất Bộ Quốc phòng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
2. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm và đột xuất về đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; xây dựng báo cáo về hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
3. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
4. Kiểm tra dự thảo thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Thông tư này.
5. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.
6. Chủ trì, phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế,
...
Theo đó, khi thực hiện quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thì Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng có những trách nhiệm được quy định tại Điều 59 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân?
Theo quy định tại Điều 60 Thông tư 105/2021/TT-BQP về trách nhiệm của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng như sau:
Trách nhiệm của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng
1. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.
2. Tổ chức và thực hiện rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.
3. Thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Thông tư này.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
5. Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
6. Phối hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
...
Như vậy, trong việc quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thì Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có những trách nhiệm được quy định tại Điều 60 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thì ngày đã nộp thuế xác định là ngày nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?
- Xe khách tự tăng giá vé xe Tết 2025 bị phạt bao nhiêu? Chủ xe khách là tổ chức tự tăng giá vé xe Tết 2025 phạt bao nhiêu?