Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Thẩm phán có phải giải thích cho đương sự quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu không?
Trường hợp nào không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự?
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 về không áp dụng thời hiệu khởi kiện như sau:
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.
Theo đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự sẽ không áp dụng trong những trường hợp được quy định tại Điều 155 nêu trên.
Vụ án dân sự (Hình từ Internet)
Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện có tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không?
Căn cứ Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện như sau:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
1. Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Văn bản thông báo có thể được giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người khởi kiện qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
2. Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Theo quy định trên, thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Thẩm phán có phải giải thích cho đương sự quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu không?
Theo Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
2. Lập hồ sơ vụ việc dân sự.
3. Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.
6. Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.
8. Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.
9. Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.
10. Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.
11. Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt
động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
12. Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này.
13. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.
14. Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Căn cứ khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định Thẩm phán phải có trách nhiệm phổ biến và giải thích cho đương sự quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu.
Đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 184 thì Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Do đó, để bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán sẽ không giải thích cho đương sự quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Viết bài văn về bạo lực học đường ngắn gọn? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?
- Dự án đầu tư kinh doanh được tổ chức đấu thầu quốc tế có tổng vốn đầu tư tối thiểu là bao nhiêu?
- Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như thế nào đối với gói thầu hỗn hợp? Các biện pháp bảo đảm dự thầu?
- 05 Không dành cho Hình ảnh khỏa thân phim 18+ xét theo tiêu chí về khỏa thân, tình dục trong Thông tư 05?