Trong phòng bệnh truyền nhiễm người tử vong phải được tổ chức mai táng trong bao lâu? Có được di chuyển thi thể người đã khuất qua biên giới không?
Trong phòng bệnh truyền nhiễm người tử vong phải được tổ chức mai táng trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:
Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt
1. Người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.
2. Việc bảo quản, quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, trong phòng bệnh truyền nhiễm, người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Mặt khác, đối với người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.
Bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)
Để an toàn phòng chống bệnh truyền nhiễm thì có được di chuyển thi thể người đã khuất qua biên giới không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:
Đối tượng và địa điểm kiểm dịch y tế biên giới
1. Đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới bao gồm:
a) Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
b) Phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
c) Hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam;
d) Thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam.
2. Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại các cửa khẩu.
Theo đó, những đối tượng sau phải thực hiện kiểm dịch y tế khi qua biên giới:
(1) Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
(2) Phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
(3) Hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam;
(4) Thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam.
Như vậy, thi thể người đã khuất có thể vận chuyển qua biên giới Việt Nam tuy nhiên phải kiểm dịch y tế biên giới.
Việc kiểm dịch y tế biên giới sẽ được thực hiện tại các cửa khẩu.
Kiểm dịch y tế biên giới gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:
Nội dung kiểm dịch y tế biên giới
1. Các đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này phải được khai báo y tế.
2. Kiểm tra y tế bao gồm kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế và kiểm tra thực tế. Kiểm tra thực tế được tiến hành trong trường hợp đối tượng xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
3. Xử lý y tế được thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Trường hợp nhận được khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hoá có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì phương tiện vận tải, người, hàng hoá trên phương tiện đó phải được cách ly để kiểm tra y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, nhập khẩu, quá cảnh; nếu không thực hiện yêu cầu cách ly của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly.
4. Giám sát bệnh truyền nhiễm được thực hiện tại khu vực cửa khẩu theo quy định tại Mục 3 Chương II của Luật này.
Như vậy, kiểm dịch y tế biên giới gồm những nội dung sau đây:
(1) Các đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này phải được khai báo y tế.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:
- Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
- Phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
- Hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam;
- Thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam.
Cho nên những đối tượng trên phải thực hiện khai báo y tế là bước đầu tiên khi kiểm dịch y tế biên giới.
(2) Kiểm tra y tế bao gồm kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế và kiểm tra thực tế. Kiểm tra thực tế được tiến hành trong trường hợp đối tượng xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
(3) Xử lý y tế được thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Trường hợp nhận được khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hoá có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì phương tiện vận tải, người, hàng hoá trên phương tiện đó phải được cách ly để kiểm tra y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, nhập khẩu, quá cảnh.
Nếu không thực hiện yêu cầu cách ly của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly.
(4) Giám sát bệnh truyền nhiễm được thực hiện tại khu vực cửa khẩu theo quy định tại Mục 3 Chương II của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?