Trong những trường hợp quan hệ lãnh sự giữa hai nước bị cắt đứt thì việc bảo vệ trụ sở và hồ sơ lưu trữ lãnh sự sẽ được thực hiện như thế nào?
- Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao có đồng thời kéo theo việc cắt đứt quan hệ lãnh sự giữa các Nước không?
- Trong những trường hợp quan hệ lãnh sự giữa hai nước bị cắt đứt thì việc bảo vệ trụ sở và hồ sơ lưu trữ lãnh sự sẽ được thực hiện như thế nào?
- Chỉ có thể thành lập một cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ của một nước khác khi nào?
Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao có đồng thời kéo theo việc cắt đứt quan hệ lãnh sự giữa các Nước không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Lập quan hệ lãnh sự
1. Việc lập quan hệ lãnh sự giữa các Nước được tiến hành theo thoả thuận giữa các Nước với nhau.
2. Việc thoả thuận lập quan hệ ngoại giao giữa hai Nước bao hàm luôn cả thoả thuận lập quan hệ lãnh sự, trừ khi có tuyên bố khác.
3. Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không kéo theo việc cắt đứt quan hệ lãnh sự.
Theo đó, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không kéo theo việc cắt đứt quan hệ lãnh sự giữa các nước.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Trong những trường hợp quan hệ lãnh sự giữa hai nước bị cắt đứt thì việc bảo vệ trụ sở và hồ sơ lưu trữ lãnh sự sẽ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc bảo vệ trụ sở và hồ sơ lưu trữ lãnh sự, bảo vệ quyền lợi của Nước cử trong những hoàn cảnh đặc biệt
1. Trong những trường hợp quan hệ lãnh sự giữa hai nước bị cắt đứt:
a) Nước tiếp nhận phải tôn trọng và bảo vệ trụ sở cùng tài sản và hồ sơ lưu trữ của cơ quan lãnh sự, ngay cả trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
b) Nước cử có thể uỷ nhiệm cho một Nước thứ ba trông coi trụ sở cơ quan lãnh sự cùng tài sản trong đó và hồ sơ lưu trữ lãnh sự nếu được Nước tiếp nhận chấp thuận.
c) Nước cử có thể uỷ nhiệm việc bảo vệ quyền lợi của mình và của công dân mình cho một Nước thứ ba nếu được Nước tiếp nhận chấp thuận.
2. Trong trường hợp một cơ quan lãnh sự đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn, các quy định ở tiết (a) khoản 1 Điều này sẽ được áp dụng. Ngoài ra:
a) Nếu Nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao ở Nước tiếp nhận nhưng có một cơ quan lãnh sự khác trên lãnh thổ Nước đó thì cơ quan lãnh sự này có thể được uỷ nhiệm trông coi trụ sở của cơ quan lãnh sự đã đóng cửa, cùng tài sản trong đó và hồ sơ lãnh sự, và nếu được Nước tiếp nhận đồng ý, thì có thể thực hiện chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh sự của cơ quan lãnh sự đã đóng cửa; hoặc
b) Nếu Nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao và không có cơ quan lãnh sự nào khác tại Nước tiếp nhận thì các quy định ở tiết (b) và (c) khoản 1 Điều này sẽ được áp dụng.
Theo đó, trong những trường hợp quan hệ lãnh sự giữa hai nước bị cắt đứt thì việc bảo vệ trụ sở và hồ sơ lưu trữ lãnh sự sẽ được thực hiện như sau:
- Nước tiếp nhận phải tôn trọng và bảo vệ trụ sở cùng tài sản và hồ sơ lưu trữ của cơ quan lãnh sự, ngay cả trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
- Nước cử có thể uỷ nhiệm cho một Nước thứ ba trông coi trụ sở cơ quan lãnh sự cùng tài sản trong đó và hồ sơ lưu trữ lãnh sự nếu được Nước tiếp nhận chấp thuận.
- Nước cử có thể uỷ nhiệm việc bảo vệ quyền lợi của mình và của công dân mình cho một Nước thứ ba nếu được Nước tiếp nhận chấp thuận.
Chỉ có thể thành lập một cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ của một nước khác khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc thành lập một cơ quan lãnh sự
1. Chỉ khi được Nước tiếp nhận đồng ý mới có thể thành lập một cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ Nước đó.
2. Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự, xếp hạng của cơ quan và khu vực lãnh sự do Nước cử quyết định và phải được Nước tiếp nhận chấp thuận.
3. Sau này, chỉ khi nào có sự đồng ý của Nước tiếp nhận, Nước cử mới được thay đổi nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự, xếp hạng của cơ quan hay khu vực lãnh sự.
4. Việc một Tổng lãnh sự quán hoặc một Lãnh sự quán muốn mở một Phó lãnh sự quán hoặc một Đại lý lãnh sự quán tại một địa điểm nằm ngoài nơi mà cơ quan này được thành lập thì cũng phải được Nước tiếp nhận đồng ý.
5. Việc mở một văn phòng thuộc cơ quan lãnh sự hiện có ở ngoài nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự đó thì cũng phải được Nước tiếp nhận đồng ý trước một cách rõ ràng.
Như vậy, chỉ có thể thành lập một cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ của một nước khác khi được Nước đó đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?
- Làn đường là gì? Những lưu ý khi sử dụng làn đường từ năm 2025 dành cho người tham gia giao thông?
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?