Trong ngành xây dựng có những danh hiệu thi đua khen thưởng nào? Thành phần Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Xây dựng gồm những ai?
Thành phần Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Xây dựng gồm những ai?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BXD quy định như sau:
Hội đồng thi đua, khen thưởng
1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng:
a) Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng là tổ chức tham mưu cho Bộ trưởng về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Xây dựng.
b) Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng do Bộ trưởng quyết định thành lập, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Phó Chủ tịch Thường trực là Thứ trưởng được phân công giúp Bộ trưởng theo dõi công tác thi đua, khen thưởng; các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên do Bộ trưởng quyết định; Ủy viên Thường trực là Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ sở:
a) Các cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng phải thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ sở.
Đối với các tổ chức khác, thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tế để xem xét, quyết định việc thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng. Trường hợp không thành lập Hội đồng, việc xét trình khen thưởng do thủ trưởng cơ quan, đơn vị phối hợp với cấp ủy và các tổ chức đoàn thể cùng cấp thực hiện.
b) Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ sở do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định thành lập, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Phó Chủ tịch và các ủy viên do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
c) Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ sở thực hiện chức năng tham mưu cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng và làm việc theo quy chế hoạt động do Chủ tịch Hội đồng ban hành.
Như vậy theo quy định trên thành phần Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng gồm có:
- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Phó Chủ tịch Thường trực là Thứ trưởng được phân công giúp Bộ trưởng theo dõi công tác thi đua, khen thưởng.
- Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên do Bộ trưởng quyết định.
- Ủy viên Thường trực là Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng.
Trong ngành xây dựng có những danh hiệu thi đua khen thưởng nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 04/2020/TT-BXD quy định trong ngành xây dựng có những danh hiệu thi đua, khen thưởng sau:
- Các danh hiệu thi đua đối với tập thể:
+ Cờ thi đua của Chính phủ.
+ Cờ thi đua của Bộ Xây dựng.
+ Tập thể Lao động xuất sắc.
+ Tập thể Lao động tiên tiến.
- Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân:
+ Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
+ Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng.
+ Chiến sỹ thi đua cơ sở.
+ Lao động tiên tiến.
Trong ngành xây dựng có những danh hiệu thi đua khen thưởng nào? Thành phần Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Xây dựng gồm những ai? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua hình thức khen thưởng trong ngành xây dựng?
Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BXD quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo các Điều 77, 78 của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; các khoản 45, 46 Điều 2 của Luật số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; các Điều 43, 44 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tặng:
a) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng”;
b) Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Xây dựng”;
d) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
đ) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”;
e) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Danh hiệu “Lao động tiên tiến” và danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” cho tập thể, cá nhân thuộc các Vụ, Văn phòng Đảng - đoàn thể.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng quyết định tặng:
a) Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”;
b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
c) Danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
d) Giấy khen.
Như vậy theo quy định trên thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong ngành Xây dựng như sau:
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tặng:
+ Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng”.
+ Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”.
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Xây dựng".
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
+ Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”.
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Danh hiệu “Lao động tiên tiến” và danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” cho tập thể, cá nhân thuộc các Vụ, Văn phòng Đảng - đoàn thể.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng quyết định tặng:
+ Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”.
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
+ Danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
+ Giấy khen.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?