Trong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ai có thẩm quyền quyết định phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ?
Hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2020/TT-NHNN giải thích như sau:
Hoạt động kiểm soát nội bộ là việc giám sát, kiểm tra của tổ chức, cá nhân, người làm công tác kiểm soát nội bộ và/hoặc những người có thẩm quyền đối với các phòng, ban, bộ phận, cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao nhằm phát hiện các bất cập, thiếu sót, vi phạm để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn lực và hoạt động của đơn vị an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật.
Theo đó, hoạt động kiểm soát nội bộ là việc giám sát, kiểm tra của tổ chức, cá nhân, người làm công tác kiểm soát nội bộ và/hoặc những người có thẩm quyền đối với các phòng, ban, bộ phận, cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao nhằm phát hiện các bất cập, thiếu sót, vi phạm để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn lực và hoạt động của đơn vị an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo Điều 6 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định yêu cầu hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
Yêu cầu hoạt động kiểm soát nội bộ
1. Hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, duy trì đối với tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các giao dịch của đơn vị.
2. Hoạt động kiểm soát nội bộ phải đảm bảo thường xuyên, liên tục, gắn với các nguyên tắc kiểm soát trong hoạt động hằng ngày của đơn vị, bao gồm:
a) Việc phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ phải rõ ràng, minh bạch và đúng quy định; đảm bảo phân tách nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong đơn vị, tránh các xung đột lợi ích; đảm bảo một cá nhân không có điều kiện để thao túng hoạt động hoặc che giấu thông tin, hành vi vi phạm pháp luật và các quy chế, quy định nội bộ có liên quan nhằm trục lợi hoặc phục vụ mục đích cá nhân.
b) Đảm bảo nguyên tắc kiểm soát kép: Việc phân công thực hiện nhiệm vụ và xử lý nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ có rủi ro cao phải có ít nhất hai người thực hiện nhằm giám sát, kiểm soát lẫn nhau bảo đảm chấp hành đúng quy định, bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả công tác, ngoại trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
c) Quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ kịp thời, hiệu quả đảm bảo hoạt động của đơn vị đúng pháp luật.
3. Đảm bảo trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị và từng phòng, ban trong hoạt động kiểm soát nội bộ; phát huy đầy đủ trách nhiệm, vai trò của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ trên cơ sở triển khai một cách đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật.
4. Các đơn vị, phòng, ban và từng cá nhân phải thường xuyên tự rà soát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ có liên quan để kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập có thể xảy ra rủi ro, kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp nhằm phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị.
...
Như vậy, hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu nêu trên.
Trong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ai có thẩm quyền quyết định phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ ?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ như sau:
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ
1. Thống đốc quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật và yêu cầu của công tác quản lý, điều hành hoạt động Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Vụ Kiểm toán nội bộ tham mưu, đề xuất Thống đốc:
a) Cách thức, phương pháp xây dựng, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp, hiệu lực, hiệu quả.
b) Ban hành quy định hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
c) Chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các đơn vị; đề xuất Thống đốc các biện pháp hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
d) Đề xuất việc cung cấp, khai thác các thông tin, tài liệu liên quan để thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật và yêu cầu của công tác quản lý, điều hành hoạt động Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?