Trong mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 có quy định về tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc không?

Về mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 có quy định tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc không? Những mục tiêu cụ thể nào được đặt ra để thúc đẩy phát triển gia đình Việt Nam hướng đến năm 2030? Và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có vai trò gì trong chiến lược này? Anh Hoàng Nguyên (Nam Định) đặt câu hỏi.

Trong mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 có quy định về tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc không?

Theo tiết d tiểu mục 1 Mục III Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 có quy định thì:

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới.
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức về vị trí, vai trò, giá trị của gia đình trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông quốc gia về xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ.
b) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển gia đình. Tăng cường, đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ trong gia đình; giáo dục, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ.
c) Tích cực tuyên truyền các gương gia đình tiêu biểu về văn hóa gia đình, ứng xử chuẩn mực; trang bị, phổ biến kiến thức, kỹ năng để các gia đình chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội; kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.
d) Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền hằng năm nhằm nâng cao nhận thức để xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình.
đ) Định kỳ hằng năm hướng dẫn, tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình với nội dung thiết thực, phù hợp điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình.

Như vậy, về tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3) được quy định trong nhiệm vụ và giải pháp của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, cụ thể về nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới.

Những mục tiêu cụ thể nào được đặt ra để thúc đẩy phát triển gia đình Việt Nam hướng đến năm 2030?

Những mục tiêu cụ thể nào được đặt ra để thúc đẩy phát triển gia đình Việt Nam hướng đến năm 2030? (Hình từ Internet)

Những mục tiêu cụ thể nào được đặt ra để thúc đẩy phát triển gia đình Việt Nam hướng đến năm 2030?

Liên quan đến mục tiêu cụ thể thì tại tiểu mục 2 Mục II Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 quy định sau đây:

* Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu 100% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số.

- Phấn đấu 100% các gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại.

- Phấn đấu 100% các địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở.

- Phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã.

- Phấn đấu 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Phấn đấu hằng năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật; 100% người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.

Có thể thấy rằng, những mục tiêu cụ thể được đưa ra trong chiến lược này là phấn đấu 100% gia đình được giáo dục, tuyên truyền, cung cấp các thông tin kiến thức về ứng xử, đạo đức, giá trị văn hóa tốt đẹp; các địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở.

Bên cạnh đó, cũng phần đấu giúp cho nam nữ thanh niên có hiểu biết trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình. Và phấn đấu hằng năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có vai trò gì trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030?

Theo đó, tại Mục V Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược.
b) Xây dựng các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực gia đình. Truyền thông, giáo dục về gia đình; chuyển đổi số dữ liệu về gia đình.
c) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành danh mục dịch vụ công và hệ thống dịch vụ xã hội hỗ trợ gia đình; bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; bộ chỉ số về gia đình hạnh phúc; khuyến khích sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề tôn vinh, phát huy giá trị gia đình; nêu cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, kế thừa, phát triển văn hóa dân gian, xây dựng phong trào văn hóa cơ sở, phong trào thể dục thể thao và ứng xử văn minh trong du lịch, hưởng thụ văn hóa.
d) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến công tác gia đình.
đ) Kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em ở cơ sở.
e) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về gia đình; tổ chức nghiên cứu khoa học về gia đình trong tình hình mới.
g) Kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện hằng năm, tổ chức sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là các nội dung mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ phải thực hiện giúp thúc đẩy mạnh trong công tác chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 có quy định về tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc không?
Pháp luật
Việc xây dựng gia đình Việt Nam là hạt nhân tế bào lành mạnh của xã hội thuộc mục tiêu chung của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 có phải không?
Pháp luật
Định kỳ báo cáo việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vào ngày nào và gửi cho ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam
1,938 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào