Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán trong thời hạn bao lâu?
- Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán trong thời hạn bao lâu?
- Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trong mua bán hàng hóa quốc tế trừ trường hợp nào?
- Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì người mua có căn cứ để làm gì?
Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó.
2. Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.
Như vậy, trong mua bán hàng hóa quốc tế thì người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trong mua bán hàng hóa quốc tế trừ trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 41 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy. Tuy nhiên, nếu những quyền hạn và yêu sách đó được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ của người bán sẽ được điều chỉnh theo điều 42.
Theo đó, người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trong mua bán hàng hóa quốc tế trừ trường hợp người mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy.
Tuy nhiên, nếu những quyền hạn và yêu sách đó được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ của người bán sẽ được điều chỉnh theo Điều 42 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 như sau:
Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không biết vào thời điểm ký kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói trên được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.
a. Chiểu theo pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác, nếu các bên có dự đoán vào lúc ký kết hợp đồng rằng hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác tại quốc gia đó, hoặc là:
b. Trong mọi trường hợp khác - chiểu theo luật pháp của quốc gia có trụ sở thương mại của người mua.
Trong trường hợp sau đây, người bán không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ nêu trên, nếu:
a. Vào lúc ký kết hợp đồng, người mua đã biết hoặc không thể không biết về sự hiện hữu của quyền lợi hay yêu sách nói trên, hoặc là:
b. Quyền lợi hay yêu sách bắt nguồn từ sự kiện người bán đã tuân theo các bản thiết kế kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những số liệu cơ sở do người mua cung cấp.
Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì người mua có căn cứ để làm gì?
Căn cứ theo Điều 45 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán hay Công ước này, thì người mua có căn cứ để:
a. Thực hiện những quyền hạn của mình theo quy định tại các điều từ 46 đến 52.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại như đã quy định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác.
3. Không một thời hạn trì hoãn nào có thể được Tòa án hay Trọng tài ban cho người bán khi người mua sử dụng đến bất kỳ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng.
Như vậy, nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì người mua có căn cứ để:
- Thực hiện những quyền hạn của mình theo quy định từ các Điều 46 đến Điều 52 Công ước này.
- Ðòi bồi thường thiệt hại như đã quy định từ các Điều 74 đến Điều 77 Công ước này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?