Trong kinh doanh dịch vụ viễn thông thì những hành vi nào được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
- Việc quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch viễn thông thì Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với cơ quan nào để thực hiện?
- Ngoài các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, trong kinh doanh dịch vụ viễn thông thì những hành vi nào được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
- Việc xử lý đối với doanh nghiệp vi phạm về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Việc quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch viễn thông thì Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với cơ quan nào để thực hiện?
Căn cứ Điều 9 Luật Viễn thông 2009 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về viễn thông; chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia;
b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông, chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia;
c) Quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và nghiệp vụ viễn thông;
d) Chủ động phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý cạnh tranh trong hoạt động thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động viễn thông;
e) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động viễn thông;
g) Hợp tác quốc tế về viễn thông.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông tại địa phương.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cần chủ động phối hợp Bộ Công thương để thực hiện quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Ngoài các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, trong kinh doanh dịch vụ viễn thông thì những hành vi nào được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Căn cứ Điều 19 Luật Viễn thông 2009 quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
Cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;
b) Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
d) Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.
...
Theo đó, các hành vi theo quy định pháp luật nêu trên được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Trong kinh doanh dịch vụ viễn thông thì những hành vi nào được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh? (Hình từ Internet)
Việc xử lý đối với doanh nghiệp vi phạm về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
Xử lý vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
c) Đối với vụ việc cạnh tranh phức tạp hoặc vụ việc có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
...
Trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi vi phạm cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông thì Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông sẽ có trách nhiệm xử lý vi phạm.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ việc phức tạp có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?